Khu rừng rậm từng che phủ Nam Cực 280 triệu năm trước nói lên điều gì?

Những dấu hiệu còn sót lại của khu rừng ở Nam Cực có thể giúp các nhà khoa học hiểu hơn về các sự kiện trong quá khứ.

Khu rừng rậm từng che phủ Nam Cực 280 triệu năm trước nói lên điều gì?
Mời quý độc giả xem video: Bất ngờ hóa thạch 70 triệu năm tuổi
Các nhà địa chất học đã phát hiện các hóa thạch cây 280 triệu năm tuổi ở Nam Cực – được tin là bằng chứng về một khu rừng cực cổ nhất lịch sử, tờ Independent đưa tin.
Hai giáo sư Erik Gulbranson và John Isbell đến từ trường Đại học Wisconsin-Milwaukee đã đi bộ qua dãy núi Transantarctic trong mùa hè của Nam Cực (từ tháng 11 đến tháng 1). Kết quả là họ tìm thấy nhiều hóa thạch cây trong các tảng đá.
Ảnh chụp giáo sư Erik Gulbranson trong một chuyến khảo sát Nam Cực.
Ảnh chụp giáo sư Erik Gulbranson trong một chuyến khảo sát Nam Cực. 
Trước đó, nhóm nghiên cứu này đã tìm thấy hóa thạch của 13 cây - ước tính hơn 260 triệu năm tuổi. Điều này cho thấy khu rừng mọc lên trước khi khủng long xuất hiện.
Trả lời CNN, Gulbranson nói rằng việc xác định tuổi của hoá thạch cây vừa tìm thấy là một trong những thách thức lớn nhất của cả đội. Kết quả xét nghiệm gần đây cho thấy khu rừng có niên đại khoảng 280 triệu năm tuổi nhưng chỉ một sai số cũng có thể khiến khu rừng “trẻ hơn hoặc già hơn” 20 triệu năm tuổi.
Nhóm nghiên cứu vừa trở lại Nam Cực một lần nữa để tìm hiểu xem khu rừng cổ đại phát triển như thế nào thời đó.
Khu rừng phát triển ở nơi mà ngày nay, thực vật không thể mọc lên. Theo giáo sư Gulbranson, cây cối đã phải sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt: mùa đông chìm trong bóng tối hoàn toàn và mùa hè trời sáng liên tục.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng khu rừng chắc hẳn phải có điều gì đó đặc biệt.
"Ngày nay, không có gì giống khu rừng đó”, Gulbranson nói. "Những cái cây này có thể biến đổi chu kỳ phát triển của chúng như bật và tắt đèn. Chúng tôi biết cây cối có thể ngủ vào mùa đông, nhưng không biết chúng sẽ hoạt động thế nào trong mùa hè".
Cũng theo Gulbranson, trước sự kiện đại tuyệt chủng, các khu rừng ở Nam Cực bị bao phủ bởi cây dương xỉ Glossopteris cao tới 40m. Sau đại tuyệt chủng, rừng không biến mất nhưng đã thay đổi. Glossopteris không còn nữa, thay vào đó là các loại cây thường xanh và rụng lá khác, Gulbranson cho biết.
"Những gì chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu là tại sao sự thay đổi đó lại xảy ra”, nhà khoa học nói với Live Science.
Nghiên cứu về khu rừng có thể giúp tìm hiểu về hệ sinh thái cực đã thay đổi thế nào trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cách đây 250 triệu năm, Gulbranson nói.
Nhiều nhà khoa học tin rằng 90% sinh vật đã bị quét sạch khỏi Trái Đất trong sự kiện đại tuyệt chủng này, bao gồm rừng ở hai cực.
Gulbranson nói: "Khu rừng sẽ mang lại một cái nhìn về sự sống trước đại tuyệt chủng, có thể giúp chúng ta hiểu nguyên nhân gây ra sự kiện này.
"Nó cũng có thể cung cấp những manh mối về sự khác biệt giữa thực vật ngày nay và trong quá khứ".

Những sự thật lạ lùng mà thú vị ở châu Nam Cực

Châu Nam Cực chứa đựng những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết: là sa mạc lớn nhất, không có múi giờ hay có một dòng thác Máu…

Những sự thật lạ lùng mà thú vị ở châu Nam Cực
Nhung su that la lung ma thu vi o chau Nam Cuc
 Châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới: Mặc dù không mang những đặc trưng thông thường của sa mạc như nắng nóng, bão cát nhưng châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới vì việc phân loại sa mạc dựa vào lượng mưa trung bình hằng năm. Do nhiệt độ ở Nam Cực rất lạnh nên nó đã làm chậm quá trình bay hơi khiến cho mưa ở Nam Cực rất ít, chỉ khoảng 50mm/năm.

UAE tính kéo băng Nam Cực về đối phó khô hạn

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đang lên kế hoạch kéo các khối băng lớn từ Nam Cực về bờ biển nước này để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

UAE tính kéo băng Nam Cực về đối phó khô hạn
UAE tinh keo bang Nam Cuc ve doi pho kho han
UAE đang trải qua một thời kỳ khô hạn nghiêm trọng - Ảnh: Getty Images/Express 

Hiểm họa từ vết nứt mới ở tảng băng lớn nhất tách khỏi Nam Cực

Một vết nứt dài 6 km được phát hiện chỉ một tuần sau khi tảng băng trôi A68 rộng 6.600 km², nặng 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực, theo RT.

Hiểm họa từ vết nứt mới ở tảng băng lớn nhất tách khỏi Nam Cực
Nhóm các nhà khoa học tới từ dự án MIDAS đã phát hiện ra điều này sau khi phân tích các dữ liệu vệ tinh Sentinel-1 thu thập được.

Nhóm này cũng là những người theo dõi chặt chẽ hoạt động trên thềm băng Larsen C và là nhóm đầu tiên phát hiện vết nứt của A68, tảng băng trôi rộng 6.600 km², lớn nhất lịch sử tách ra khỏi Nam Cực khiến diện tích Larsen C giảm hơn 12%.

Tin mới