Khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus-Ba Lan: Cần có đối thoại với EU

Cuộc điện đàm cấp cao giữa Đức và Belarus đã thống nhất: Xét về tổng thể, cuộc khủng hoảng người di cư phải được giải quyết ở cấp độ giữa Belarus với EU.

 Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Thủ tướng tạm quyền của Đức Angela Merkel đã nhất trí rằng Minsk cần thảo luận với Liên minh châu Âu (EU) về cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới giữa Belarus và Ba Lan.
Theo hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus, nội dung trên đã được hai nhà lãnh đạo nhất trí trong cuộc điện đàm ngày 17/11. Hai nhà lãnh đạo đều cho rằng vấn đề này, xét về tổng thể, phải được đưa ra giải quyết ở cấp độ giữa Belarus và EU, đồng thời nhất mạnh giới chức hai bên cần tiến hành đàm phán ngay lập tức.
Khung hoang di cu o bien gioi Belarus-Ba Lan: Can co doi thoai voi EU
Người di cư tại một trại tạm được dựng lên ở khu vực Grodno, biên giới giữa Belarus với Ba Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đây là cuộc điện đàm mới nhất giữa ông Lukashenko và bà Merkel thảo luận về vấn đề khủng hoảng người di cư. Cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bên ngày 15/11 cũng đánh dấu cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Tổng thống Belarus và một nhà lãnh đạo phương Tây kể từ khi ông Lukashenko giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 8/2020.
Trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở cửa ngõ EU hiện nay, Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei cũng đã có cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell.
Nga đã hoan nghênh đối thoại trực tiếp giữa EU và Belarus và nhấn mạnh tầm quan trọng của động thái này trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới Belarus và Ba Lan./.

Lịch sử châu Âu có thể đảo lộn nếu Anh rời EU

Theo giới phân tích, Anh rời EU sẽ khiến trật tự ổn định của châu Âu bị phá vỡ, để lại cả EU và Anh trong tình cảnh dễ bị tổn thương.

Nếu các cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ việc Anh rời EU, điều đó có thể kích hoạt một quá trình phân mảnh các cấu trúc chính trị và an ninh vốn được định hình kể từ sau Thế chiến thứ hai và thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh.
Lich su chau Au co the dao lon neu Anh roi EU
Cử tri Anh sẽ đứng trước lựa chọn quan trọng đi hay ở lại EU vào ngày 23/6. (Ảnh: Telegraph).

Chùm ảnh số phận hẩm hiu của người tị nạn Syria

(Kiến Thức) - Những người tị nạn Syria đã phải rời bỏ quê nhà chìm trong khói lửa để mạo hiểm tới những vùng đất xa xứ cũng chẳng mấy yên bình. 

Chum anh so phan ham hiu cua nguoi ti nan Syria
 Những người tị nạn Syria xô đẩy nhau ở biên giới Syria gần với cửa khẩu Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2/2016.

Tin mới