'Khủng hoảng kép', PVN vẫn báo lãi 5 tháng hơn 7.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tổng doanh thu toàn PVN 5 tháng đạt 237,8 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 7,1 nghìn tỷ đồng.

Trong bối cảnh 5 tháng đầu năm 2020, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty lớn cả trong và ngoài nước, đặc biệt là những công ty dầu khí quốc tế lớn lâm cảnh khó khăn, thua lỗ do tác động của cuộc "khủng hoảng kép" từ giá dầu suy giảm và dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn ghi nhận những kết quả sản xuất kinh doanh khả quan.

Cụ thể, trong tháng 5/2020, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 1,8 triệu tấn, nâng lũy kế 5 tháng đạt 8,99 triệu tấn, vượt 4,4% kế hoạch 5 tháng.

Sản lượng khai thác dầu thô đạt 0,96 triệu tấn, lũy kế đạt 5,01 triệu tấn, vượt 8,6% kế hoạch 5 tháng. Sản lượng khai thác khí đạt 0,84 tỷ m3.    

Sản xuất điện tháng 5 đạt 2,04 tỷ kWh, lũy kế 5 tháng đạt 9,05 tỷ kWh. Kết quả này đánh dấu tháng vượt kế hoạch do các nhà máy điện của PV Power vận hành liên tục, đáp ứng yêu cầu huy động của hệ thống; tham gia thị trường điện hiệu quả.  

Bên cạnh đó, sản xuất đạm tháng 5 đạt 155,6 nghìn tấn, lũy kế 5 tháng đạt 757,2 nghìn tấn, vượt 8% kế hoạch 5 tháng. Sản xuất xăng dầu tháng 5 đạt 0,976 nghìn tấn.          

Một tín hiệu tích cực khác là mức tồn kho sản phẩm dầu khí cuối tháng 5/2020 có xu hướng cải thiện so với tháng trước. Trong đó, sản phẩm xăng dầu tồn kho tại BSR và PVNDB giảm khoảng từ 23% - 65%. Sản phẩm đạm tồn kho của Nhà máy Đạm Cà Mau giảm hơn 48%.  

'Khung hoang kep', PVN van bao lai 5 thang hon 7.000 ty dong

Hạ thủy thiết bị công trình biển

Do đó, tổng doanh thu toàn Tập đoàn tháng 5 đạt 38,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng 4/2020. Lũy kế 5 tháng đạt 237,8 nghìn tỷ đồng.

Đến hết tháng 5/2020, toàn Tập đoàn đã tiết giảm chi phí trên 8,7 nghìn tỷ đồng, đem về lợi nhuận sau thuế hợp nhất 7,1 nghìn tỷ đồng.

Nhìn lại thị trường dầu khí thế giới và khu vực trong 5 tháng đầu năm, nhiều công ty, tập đoàn dầu khí đang chịu nhiều khó khăn do giá dầu sụt giảm nghiêm trọng và dịch bệnh Covid-19.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I, nhiều “ông lớn” dầu khí đều lỗ nghiêm trọng như Eni lỗ 3,22 tỷ USD; Rosneft lỗ 1,1 tỷ USD; ExxoMobil lỗ 610 triệu USD); BP lỗ 4,36 tỷ USD.  

Trong thời gian tới, dựa trên việc phân tích, đánh giá, PVN nhận định, mặc dù nhu cầu dầu thô và các mặt hàng xăng dầu tiếp tục có hướng gia tăng, tỷ lệ thuận cùng với mức phục hồi kinh tế thế giới và trong nước nhưng đồng thời cũng có muôn vàn khó khăn đang tiềm ẩn phía trước.

Lý do Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức

(VietnamDaily) - Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc PVN đã có đơn gửi HĐQT PVN xin từ chức. Đơn này ông Sơn gửi nhiều ngày và đến ngày 12/3 HĐQT PVN mới đồng ý xem xét.

Tối muộn ngày 13/3, nguồn tin riêng của PVN từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc PVN đã có đơn gửi HĐQT PVN xin từ chức. Đơn này ông Sơn gửi nhiều ngày, và đến ngày 12/3 HĐQT PVN mới đồng ý xem xét.
Lý do ông Sơn gửi đơn xin từ chức Tổng Giám đốc PVN thì vẫn chưa rõ.

PVN vượt kế hoạch doanh thu sau 10 tháng với 627,74 nghìn tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Trong bối cảnh giá dầu diễn biến không thuận lợi, nhưng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã về đích sớm các kế hoạch doanh thu, lợi nhuận 2019.

Năm 2019, PVN phải thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động; căng thẳng thương mại cũng như biến động địa chính trị tại nhiều khu vực tác động tiêu cực đến bức tranh kinh tế toàn cầu cũng như trong nước; các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu; thị trường dầu khí biến động mạnh.

Đặc biệt, trong tháng 10/2019, giá dầu Brent dao động khoảng 60 – 62 USD/thùng, thấp hơn giá kế hoạch năm 2019 là 65 USD/thùng.