Khủng khiếp súng chống tăng Carl Gustav “xuyên táo” BMP-1 dễ dàng

Khủng khiếp súng chống tăng Carl Gustav “xuyên táo” BMP-1 dễ dàng

(Kiến Thức) - Súng chống tăng Carl Gustav cỡ 84 mm của Thụy Điển là vũ khí chống tăng có mặt trong biên chế quân đội của hơn 40  quốc gia trên thế giới.

Xem toàn bộ ảnh
 Súng chống tăng Carl Gustav do Tập đoàn Saab Bofors Dynamics của Thụy Điển sản xuất vào năm 1946 với biến thể M1. Theo dòng thời gian, súng đã có thêm các phiên bản hiện đại hóa bao gồm M2 (1964), M3 (1991) và M4 (2014). Nguồn ảnh: alamy stock
Súng chống tăng Carl Gustav do Tập đoàn Saab Bofors Dynamics của Thụy Điển sản xuất vào năm 1946 với biến thể M1. Theo dòng thời gian, súng đã có thêm các phiên bản hiện đại hóa bao gồm M2 (1964), M3 (1991) và M4 (2014). Nguồn ảnh: alamy stock
Carl Gustav có kíp chiến đấu 2 người, trọng lượng 8,5 kg (phần ống phóng), chiều dài 1,1 m, tốc độ bắn 6 phát/phút. Nguồn ảnh: alamy stock
Carl Gustav có kíp chiến đấu 2 người, trọng lượng 8,5 kg (phần ống phóng), chiều dài 1,1 m, tốc độ bắn 6 phát/phút. Nguồn ảnh: alamy stock
Đạn chống tăng Carl Gustav có sơ tốc đầu nòng 230 - 255 m/s, tầm bắn hiệu quả 170 - 1.000 m (tùy thuộc loại đạn sử dụng cũng như mục tiêu), tuổi thọ ống phóng đạt 100 phát bắn. Ảnh: Binh sĩ Australia sử dụng Carl Gustav. Nguồn ảnh: alamy stock.
Đạn chống tăng Carl Gustav có sơ tốc đầu nòng 230 - 255 m/s, tầm bắn hiệu quả 170 - 1.000 m (tùy thuộc loại đạn sử dụng cũng như mục tiêu), tuổi thọ ống phóng đạt 100 phát bắn. Ảnh: Binh sĩ Australia sử dụng Carl Gustav. Nguồn ảnh: alamy stock.
Carl Gustav phiên bản mới nhất M4 có thể phóng nhiều loại đạn khác nhau bao gồm đạn xuyên lõm, đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, đạn vạch đường, đạn khói, đạn hai tác dụng... Nguồn ảnh: alamy stock
Carl Gustav phiên bản mới nhất M4 có thể phóng nhiều loại đạn khác nhau bao gồm đạn xuyên lõm, đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, đạn vạch đường, đạn khói, đạn hai tác dụng... Nguồn ảnh: alamy stock
Đối với đạn xuyên lõm thế hệ mới HEAT 655 CS giúp người lính có thể khai hỏa từ không gian hẹp để chống lại các mục tiêu bọc thép dày như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh... Nguồn ảnh: alamy stock
Đối với đạn xuyên lõm thế hệ mới HEAT 655 CS giúp người lính có thể khai hỏa từ không gian hẹp để chống lại các mục tiêu bọc thép dày như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh... Nguồn ảnh: alamy stock
Trong một lần thử nghiệm mới đây, sau khi chọc thủng giáp hai bên thành xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do Liên Xô sản xuất, luồng xuyên của đạn còn tiếp tục xuyên qua một tấm thép dày đặt cách xa khoảng 10 m. Nguồn ảnh: alamy stock.
Trong một lần thử nghiệm mới đây, sau khi chọc thủng giáp hai bên thành xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do Liên Xô sản xuất, luồng xuyên của đạn còn tiếp tục xuyên qua một tấm thép dày đặt cách xa khoảng 10 m. Nguồn ảnh: alamy stock.
Bên cạnh đó, Carl Gustav còn được trang bị một loại đạn phổ biến khác là đạn hai tác dụng HEDP 502 Impact (High Explosive Dual Purpose), ngoài tiêu diệt xe quân sự bọc giáp nhẹ, nó đặc biệt hiệu quả khi dùng để chống lại tường bê tông, tường gạch dày hay boong ke kiên cố... Nguồn ảnh: alamy stock
Bên cạnh đó, Carl Gustav còn được trang bị một loại đạn phổ biến khác là đạn hai tác dụng HEDP 502 Impact (High Explosive Dual Purpose), ngoài tiêu diệt xe quân sự bọc giáp nhẹ, nó đặc biệt hiệu quả khi dùng để chống lại tường bê tông, tường gạch dày hay boong ke kiên cố... Nguồn ảnh: alamy stock
Chính vì sử dụng được rất nhiều các chủng loại đạn khác nhau nên Carl Gustav luôn được các nước phương Tây ưa chuộng và tự hào là sát thủ số số một đối với các loại xe tăng, xe thiết giáp hiện hành. Nguồn ảnh: alamy stock.
Chính vì sử dụng được rất nhiều các chủng loại đạn khác nhau nên Carl Gustav luôn được các nước phương Tây ưa chuộng và tự hào là sát thủ số số một đối với các loại xe tăng, xe thiết giáp hiện hành. Nguồn ảnh: alamy stock.
Nếu bị trúng đạn HEDP 502 Impact, toàn bộ binh lính trong xe chiến đấu bộ binh BMP-1 không thể sống sót được bởi nhiệt độ cực cao của loại đạn này sẽ thiêu cháy tất cả trong nháy mắt. Nguồn ảnh: alamy stock.
Nếu bị trúng đạn HEDP 502 Impact, toàn bộ binh lính trong xe chiến đấu bộ binh BMP-1 không thể sống sót được bởi nhiệt độ cực cao của loại đạn này sẽ thiêu cháy tất cả trong nháy mắt. Nguồn ảnh: alamy stock.
Hiện nay, các nhà khoa học Thụy Điển đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các loại đạn của súng chống tăng Carl Gustav để khẩu súng ngày càng hoàn thiện hơn. Ảnh: Một chuyên gia vũ khí của Tập đoàn Saab (người cầm súng) đang thử nghiệm khẩu Carl Gustav. Nguồn ảnh: alamy stock.
Hiện nay, các nhà khoa học Thụy Điển đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các loại đạn của súng chống tăng Carl Gustav để khẩu súng ngày càng hoàn thiện hơn. Ảnh: Một chuyên gia vũ khí của Tập đoàn Saab (người cầm súng) đang thử nghiệm khẩu Carl Gustav. Nguồn ảnh: alamy stock.

GALLERY MỚI NHẤT