Khủng long thực chất có màu sặc sỡ, hoa văn pha chút ánh kim?
Những con khủng long có màu gì? Đây chắc chắn là điều mà rất nhiều người muốn biết và các nhà khoa học cũng không phải ngoại lệ.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Để khôi phục màu sắc của khủng long, các nhà cổ sinh vật học đã phải đau đầu suy nghĩ và nghiên cứu trong nhiều thế hệ. Họ đã phải phân tích và nghiên cứu nhiều loài bò sát ngày nay có quan hệ gần với những con khủng long để tìm ra câu trả lời.
Từ những nghiên cứu đó đã đưa ra suy đoán rằng những con khủng long ăn cỏ lớn luôn có màu xám và xanh lá cây, trong khi những con khủng long ăn thịt lớn chủ yếu là có màu taupe - một màu nâu sẫm giữa nâu và xám.
Năm 1996, các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu một hóa thạch khủng long từ Trung Quốc phát hiện ra rằng loài khủng long này có lông vũ. Sau đó, việc phát hiện ngày càng có nhiều khủng long lông dài khiến các nhà cổ sinh vật học chú ý hơn về màu sắc của chúng và đưa ra suy đoán khác hoàn toàn khác. Khủng long có màu sắc đa dạng giống như loài chim ngày nay.
Kể từ khi phát hiện những chiếc lông khủng long hóa thạch đầu tiên vào năm 1996, các nhà khoa học đã nhận thấy những cấu trúc cực nhỏ hình tròn bên trong chúng, đó là vi khuẩn đã hóa thạch. Jakob Vinther, phó giáo sư về tiến hóa vĩ mô tại Đại học Bristol đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và phát hiện ra rằng cấu trúc tròn nhỏ melanosome.
Chính là những đốm màu cực nhỏ của melanin, sắc tố tạo màu sắc cho tóc, da, lông và mắt của thế giới động vật. Khám phá của Vinther và cộng sự không chỉ cho thấy rằng sắc tố vẫn tồn tại mà còn chứng minh màu sắc thực tế của các loài động vật đã tuyệt chủng.
Vậy melanosome là gì? Chúng là những tế bào sắc tố chuyên biệt, trong đó các melanin – sắc tố da - được tổng hợp và lưu trữ, di chuyển trong cơ thể, một hạt sắc tố trong melanocytes và melanocytes, sự phân phối của những tế bào này được sắp xếp để tạo thành màu sắc.
Các melanosome lớn, to chỉ ra sắc tố xám hoặc xanh lam, trong khi các melanosome dài và nhỏ, phẳng hoặc rỗng là dấu hiệu của ánh kim. Loài khủng long đầu tiên được phục hồi màu sắc là loài khủng long lông dài đầu tiên từ Trung Quốc, Chim rồng Trung Quốc - Sinosauropteryx.
Loài tiếp theo là Cận điểu long - sở hữu chiếc mào màu nâu đỏ. Hoá thạch của loài này được phát hiện vào năm 2009. Hoá thạch của loài này được phát hiện vào năm 2009. Sau khi so sánh với melanosome trong lông chim hiện đại, các nhà cổ sinh vật học đã chứng minh rằng lông mặt của chúng có màu đen.
Phần thân được bao quanh bởi lông màu nâu, mào trên đầu có màu nâu đỏ, lông cánh ở các chi trước và sau chủ yếu là màu đen và trắng, lông của chân sau có màu xám, lông ở lòng bàn chân và ngón chân có màu đen.
Microraptor là một loài khủng long nhỏ sở hữu một cấu trúc cánh kì lạ khi cả chi trước và chi sai đều mọc lông vũ và có chức năng riêng biệt khi bay. Năm 2012, các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tìm thấy melanosome trên một hóa thạch Microraptor được thu thập trong Bảo tàng Tự nhiên Bắc Kinh.
Sau khi phục hồi tương phản, Microraptor được nhận định là có màu đen bao phủ khắp cơ thể. Màu đen của Microraptor không phải là màu đen nói chung, bề mặt lông đen có màu cấu trúc ánh cầu vồng, tương tự như màu lông của loài quạ.
Psittacosaurus là loài khủng long nhỏ, ăn cỏ. Vào năm 2016, khi các nhà cổ sinh vật học người Anh nghiên cứu hóa thạch của loài này, họ nhận thấy rằng những mẫu hóa thạch ấy cũng có melanosome trong các mô mềm được bảo quản gần như hoàn hảo.
Sử dụng mô hình ba chiều, các nhà cổ sinh vật học tái tạo màu sắc của chúng và phát hiện ra rằng lưng của chúng có màu nâu sẫm, trong khi mặt lại có màu sẫm hơn, còn phần bụng lại sở hữu sắc tố dần dần sáng hơn.