Xem toàn bộ ảnh
Cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan là hai ví dụ tiêu biểu cho học thuyết chiến tranh phi đối xứng của Mỹ. Trong trường hợp Mỹ chọn tấn công bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, thì kiểu tấn công phủ đầu luôn sẽ được Mỹ lựa chọn và sử dụng đầu tiên vì nó luôn hiệu quả. Và nó có hẳn một tên gọi hẳn hoi đó là "Sốc và Kinh hoàng". Nguồn ảnh: David. |
Lấy ví dụ như trong cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003 hay còn gọi là cuộc chiến Iraq lần thứ hai, Mỹ đã sử dụng không quân và các loại tên lửa hành trình để tiêu diệt hầu hết các cơ sở trọng yếu của đối phương trước khi tung ra lực lượng bộ binh vốn chỉ mang ý nghĩa "dọn dẹp". Nguồn ảnh: Above. |
Được ra đời từ năm 1983 và được sử dụng liên tục tới tận ngày nay, có thể coi Tomahawk là một trong những loại vũ khí nòng cốt cho chiến tranh phi đối xứng hay nói đơn giản là "lấy tiền đè tất cả" của Mỹ nhất là khi một quả Tomahawk có giá lên tới 1,87 triệu USD một đơn vị. Nguồn ảnh: NYdaily. |
Có tầm bắn lên tới 1700 km, những quả tên lửa Tomahawk có thể dễ dàn tiêu diệt được những mục tiêu cực kỳ quan trọng của đối phương, đặc biệt là những hệ thống phòng không tầm trung và cao, mở cửa cho lực lượng không quân tiến vào trong đợt tấn công tiếp theo. Nguồn ảnh: BBC. |
Lực lượng không quân sẽ vừa đảm nhận vai trò tấn công mặt đất, vừa tìm kiếm mục tiêu, chỉ điểm cho những đợt tấn công liên tiếp vào những vị trí được coi là yết hầu của đối phương. Trong hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, các loại máy bay tiêm kích đa năng F-15, F-16 và F-18 của Không quân Hải quân Mỹ đã làm rất tốt điều này. Nguồn ảnh: Karl. |
Đó là chưa kể tới sự tham gia của những loại máy bay ném bom cỡ lớn như B-52 với khả năng mang theo tối đa tới 31 tấn bom hay các loại máy bay tàng hình B-2 Spirit,... ngần ấy đủ để dập tắt mọi hy vọng chống cự dù là mong manh nhất của đối phương. Nguồn ảnh: Contrary. |
Qua các cuộc xung đột kể từ Chiến tranh vùng Vịnh trở lại đây, có thể thấy Không quân Mỹ đã thực hiện rất tốt vai trò của mình khi họ duy trì khá tốt ưu thế trên không trước lực lượng không quân và phòng không kẻ thù. Có thể nói, kể từ sau Điện Biên Phủ trên không ở Việt Nam, Không quân Mỹ luôn "đánh đâu thắng đó" cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wired. |
Sau khi lực lượng Không quân đập tan được mọi mối nguy hại được cho là "đáng kể" đối với quân đội Mỹ, lúc này các mũi tấn công mặt đất với lực lượng bộ binh mới bắt đầu được Mỹ triển khai. Mũi tấn công mặt đất bao gồm các đơn vị thiết giáp và các đơn vị bộ binh dưới sự hổ trợ của không quân. Nguồn ảnh: Wiki. |
Lực lượng tăng thiết giáp sẽ yểm trợ bộ binh tấn công chiếm lấy những vị trí trọng điểm nhất của đối phương vì suy cho cùng, mọi chiến thắng đều phải được xác định bằng việc kiểm soát vùng đất của đối phương bằng lực lượng bộ binh, bất kể vùng đất đó đã bị không quân và tên lửa của Mỹ cầy nát tới mức nào đi chăng nữa. Nguồn ảnh: NY. |
Tựu chung lại, có thể thấy chiến thuật tấn công tổng lực phủ đầu của Mỹ cần tới hai điều kiện tiên quyết nhất. Thứ nhất đó là thông tin tình báo thật chính xác và thứ hai là tiền. Nguồn ảnh: NY. |
Thông tin tình báo luôn là điều quan trọng trong mọi cuộc chiến, để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực Mỹ cần thu thập tin tình báo trong nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm để từ đó có thể lên danh sách mục tiêu một cách chuẩn xác nhất. Nguồn ảnh: Defense. |
Tiềm lực kinh tế dồi dào cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mọi cuộc chiến, nhất là khi các loại tên lửa tấn công tầm xa luôn có giá hàng triệu USD một quả và các loại máy bay chiến đấu tốn tới vài chục nghìn USD vận hành mỗi giờ bay khiến cho một cuộc tấn công tổng lực kéo dài trong vài ngày của Mỹ có thể tiêu tốn tới hàng chục tỷ USD. Nguồn ảnh: Popular. |