Kịch bản cho châu Á nếu ông Kim Jong-un mất quyền lực

(Kiến Thức) - Mỹ và các nước phải chuẩn bị cho kịch bản ông Kim Jong-un không còn nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên.

Kịch bản cho châu Á nếu ông Kim Jong-un mất quyền lực
Nhà lãnh đạo Triều Tiên ông Kim Jong-un đã không xuất trong nhiều tuần nay và đã có những tin đồn phát sinh từ điều này, nhưng chỉ có 2 giả thuyết đáng tin nhất vào đó là ông đang phải phẫu thuật mắt cá chân hoặc đang có một cuộc lật đổ trong nước.
Trong lúc đó, Bình Nhưỡng đã phá vỡ sự bế tắc trong các cuộc đối thoại với Seoul bằng cách phái 3 nhân viên cấp cao của mình tới Hàn Quốc vào tuần trước để tiếp tục cuộc đối thoại. 
Nhưng trong khi tình hình của ông Kim vẫn còn nhiều hoài nghi, Washington, Tokyo và Seoul có lý do để tái khởi động những chiến lược cũ cho những bước tiếp theo. Tất nhiên, sự sụp đổ của chính phủ do ông Kim đứng đầu sẽ là một cú địa chấn cho khu vực Đông Bắc Á và xa hơn nữa là buộc nhóm 3 bên (Mỹ, Nhật, Hàn) phải đặt sự bất bình chính trị sang một bên để đảm bảo an ninh cho bán đảo Triều Tiên và cả khu vực.
Sự sụp đổ của chủ tịch Kim Jong-un sẽ có khả năng xảy ra vì không thể đàn áp những đảng phái xoay quanh các nhân vật chủ chốt của giới cầm quyền trong nước. 
Kết quả có thể là một chính phủ bù nhìn, ông Kim bị đặt sang một bên hoặc cũng có thể là một cuộc nội chiến tàn khốc. Tất nhiên, việc dự đoán chính xác số phận cũng như tương lai của chính phủ Triều Tiên hiện tại vẫn là không thể. Từ đó, liên minh Mỹ-Hàn cần có những sự chuẩn bị cần thiết, kể cả Nhật Bản với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ và ngăn chặn sự phát triển Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) ở Triều Tiên. 
Một kho vũ khí hóa học của Triều Tiên
 Một kho vũ khí hóa học của Triều Tiên
Bình Nhưỡng đang tiếp tục phát triển kho WMD của mình và cả vụ thử hạt nhân lần thứ 4, thử tên lửa tầm xa… Hơn nữa, Triều Tiên còn liên tục tuyên bố ý định tăng cường chương trình làm giàu Uranium của mình, đủ để cung cấp cho kho vũ khí hiện có.
Tất nhiên, mối đe dọa về WMD còn lớn hơn chương trình hạt nhân khi Triều Tiên được nghi ngờ là có một lượng lớn vũ khí hóa học và sinh học để sử dụng trong trường hợp có xung đột. Mối đe dọa từ WMD cũng có nhiều mặt của nó: đó là vật cản lớn cũng như là một bài kiểm tra cho Washington và các đồng minh chiến lược ở Đông Á. 
Một mặt, lợi ích an ninh chung cho cả 3 nước này giúp tăng cường những nỗ lực hiện tại trong việc ngăn chặn mối nguy hiểm từ sự phát triển WMD của Bình Nhưỡng. Nhưng cùng lúc, Washington, Yokyo và Seoul cần phải hợp tác để lên kế hoạch hành động trong trường hợp chính phủ của ông Kim sụp đổ để đảm bảo được sự phản ứng nhanh chóng và thống nhất trong vấn đề ngăn chặn sự phát triển WMD của Triều Tiên.
Hợp tác 3 bên – được ủng hộ bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các cơ chế chủ chốt khác – sẽ là quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát tán WMD và hệ thống vận chuyển của chúng. Một nỗi lo khác đó là các băng nhóm tội phạm có tổ chức có thể rao bán những vật liệu này – cũng như vũ khí hiện đại – trên chợ đen. Bên cạnh nỗ lực tình báo, một cơ chế cốt lõi trong vấn đề này sẽ là Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), cơ chế này có thể đưa việc phổ biến WMD và các vật liệu liên quan ra ngoài bán đảo Triều Tiên qua đường biển. PSI là một nỗ lực toàn cầu trong việc ngăn chặn vận chuyển WMD qua các quốc gia, được Mỹ bắt đầu năm 2003 và hiện nay có hơn 50 nước thành viên, bào gồm cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi vẫn còn quá sớm để kích hoạt việc đánh chặn bằng hải quân, thì điều cần làm cho cả 3 bên đó là tập trung nguồn lực hải quân vào việc đảm bảo WMD không được rời khỏi Triều Tiên.
Triều Tiên phóng thử tên lửa có thể đem theo đầu đạn hạt nhân
Triều Tiên phóng thử tên lửa có thể đem theo đầu đạn hạt nhân 
Sự bất ổn ở Triều Tiên sau thời của ông Kim sẽ không chỉ buộc 3 nước có mối quan hệ hợp tác bền vững hơn mà còn buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải có hợp tác an ninh song phương. Trong đó, việc hoàn tất một Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi (ACSA) và Hiệp định chung về An ninh Thông tin Quân sự (GSOMIA) sẽ là những bước đầu tiên. ACSA sẽ cung cấp cho Lực lượng Tự vệ Nhật Bản khả năng sơ tán người dân trong trường hợp giao tranh sắp nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Còn GSOMIA, thỏa thuận mà 2 nước đã gần như đạt được trước khi sự bất ổn của tình hình chính trị ở Hàn Quốc khiến nó gặp trở ngại, sẽ là nền tảng cho việc chia sẻ thông tin về WMD của Triều Tiên và hệ thống tên lửa.
Những chi tiết của vụ sụp đổ sẽ được sẽ có những phản ứng thích hợp từ phía Quân đội Mỹ. Một khả năng là sự “sụp đổ hoàn toàn” khi cả ông Kim và các cố vấn thân cận nhất sẽ bị loại bỏ, nhưng vẫn duy trì một chính phủ hoạt động và bộ máy an ninh. Trong trường hợp này, Mỹ và các đồng minh phải tăng cường chuẩn bị nhưng đồng thời cũng phải cân bằng những hành động của mình nhằm tránh sự phản ứng thái quá. Một vụ sụp đổ phức tạp hơn sẽ kéo theo phần lớn chính phủ và hệ thống an ninh bị tan vỡ và bắt đầu cuộc chiến tranh giành quền lực. Sự sụp đổ theo từng nấc thang này chính là chủ điểm của một nghiên cứu mở rộng thực hiển bởi Tập đoàn RAND nắm ngoái. Trong tình huống này, Washington và Seoul sẽ phải cân nhắc một số lựa chọn về mặt quân sự, kể cả việc tấn công vào các cơ sở WMD và bãi phóng tên lửa,…
Một góc thủ đô Bình Nhưỡng
 Một góc thủ đô Bình Nhưỡng
Nhưng bên cạnh các biện pháp an ninh cao, cũng có rất nhiều vấn đề khác cần phải giải quyết. Một sự thay đổi chính phủ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở Triều Tiên. Người tị nạn sẽ tìm đường sang Trung Quốc trên đường bộ và Nhật Bản bằng đường biển. Hơn nữa, những người cố gắng bám trụ ở lại sẽ phải chịu đựng sự khan hiếm lương thực và nạn đầu cơ. Những vấn đề nhân đạo sẽ cần đến sự phản ứng của cả thế giới mà dẫn đầu là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. Căng thẳng xung quanh vấn đề quyền lực sẽ tiếp tục xuất hiện trong những mối quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington nếu có một cuộc kủng hoảng như vậy xảy ra, nhưng vẫn có nhiều phương pháp cần đến nỗ lực chung, ví dụ như hỗ trợ nhân đạo.
Nhiều khả năng, ông Kim sẽ trở lại và xuất hiện trước công chúng vào tuần tới và chuyện sụp đổ này sẽ bị gác sang một bên để nhường chỗ cho vấn đề hiện tại tập trung vào chương trình WMD của Triều Tiên và các những hành vi kích động trong khu vực. Nhưng, trong khi mọi thứ đều nhắm đến việc kiểm soát căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, sẽ là thiếu sót nếu không dự tính đến khả năng ông Kim không còn là người lãnh đạo Triều Tiên.

Rốt cuộc ông Kim Jong-un muốn gì?

Rốt cuộc ông Kim Jong-un muốn gì?
Ông Kim Jong-un (áo đen) luôn được các vị tướng già vây quanh.
 Ông Kim Jong-un (áo đen) luôn được các vị tướng già vây quanh.

Thái độ của Triều Tiên rất cứng rắn, thậm chí có thể đưa khu vực Đông Bắc Á tới bờ vực thẳm của xung đột vũ trang và chiến tranh hạt nhân. Vậy rốt cuộc nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un muốn gì?
Thời gian qua, Bắc Triều Tiên liên tiếp đưa ra những tuyên bố hiếu chiến, đe dọa sử dụng vũ lực tấn công Hàn Quốc và Mỹ, kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngày 29/3/2013, nhà lãnh đạo Kim Jong-un triệu tập hội nghị bất thường, ra lệnh cho các đơn vị bộ đội tên lửa sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tuyên bố “đã tới lúc phải tính sổ với đế quốc Mỹ”. Ông cũng thân trinh thị sát các cuộc diễn tập của các đơn vị tên lửa, pháo binh.
Ngày 2/4, ông Kim Jong-un ra lệnh khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon đã ngừng hoạt động từ năm 2007. Tiếp đó ngày 5/4, Triều Tiên thông báo cho các cơ quan ngoại giao phải sơ tán nhân viên vì không đảm bảo an toàn, đồng thời tuyên bố tiếp tục thử tên lửa Musudan BM 25 nhân dịp kỉ niệm 101 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành).
Dư luận thế giới đặt câu hỏi: Rốt cuộc, ông  Kim Jong-un muốn gì thông qua những hành động phiêu lưu mạo hiểm này?
Có lẽ một phần là do tình hình và đặc điểm khi Kim Jong-un kế vị năm 2011 có một số điểm đáng lưu ý.
- Một là, ông lên kế vị hơi bất ngờ khi cha ông Kim Jong-il đột ngột qua đời 19/12/2011, nên chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về kinh nghiệm lãnh đạo và uy tín cá nhân. Chưa hề trải qua cuộc sống binh nghiệp gian lao vất vả, nhưng ông đã được phong hàm Đại tướng và là Ủy viên Quân ủy trung ương lúc 27 tuổi. Khi lên nắm toàn quyền lãnh đạo đất nước vào tháng 12/2011, ông Kim Jong-un mới có 28 tuổi, chưa được thử thách và trên thực tế không có thực quyền. Kim Jong-un nằm trong vòng vây của các tướng lĩnh cao cấp già từng trải, nên cảm thấy mình quá non trẻ, không đủ tư thế lãnh đạo. Những chủ trương chính sách quan trọng của đất nước đều do tướng lĩnh thuộc “phái diều hâu” chi phối. Vì vậy, ngay khi nắm quyền, Kim Jong-un chủ yếu đi thăm các đơn vị quân đội để có vốn chính trị.
Dư luận trong nước khi đó cho rằng Kim Jong-un còn quá trẻ. Tờ “Korean Daily” của Hàn Quốc đầu tháng 7/2012 đăng bài của Giáo sư Trường đại học quốc lập Seoul, Cheng Yong-sik, cho rằng: “Là nhà lãnh đạo tối cao của đất nước, nhưng các hoạt động như  thị sát quân đội, thăm cán bộ, dân chúng, tiếp khách nước ngoài... của Kim Jong-un thường nằm trong vòng vây của  các tương lĩnh già nua, nên đã để lại ấn tượng tiêu cực trong dân chúng. Dư luận đều đánh giá ông là người còn quá trẻ, non nớt chưa hiểu biết công việc, nhiều dị nghị nảy sinh, rất bất lợi cho ổn định tình hình xã hội và đất nước”.
Chính vì vậy, giới tướng lĩnh quyết định phải lấy vợ cho nhà lãnh đạo trẻ tuổi này để tăng uy tín trong dân chúng. Ngày 25/7/2012, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) lần đầu tiên đã chính thức đưa tin “Đồng chí Ri Sol Ju đi thị sát và thăm hỏi dân chúng cùng với lãnh tụ Kim Jong-un”. Đây là thông báo chính thức Kim Jong-un đã lấy vợ và Ri Sol Ju là Đệ nhất phu nhân của Bắc Triều Tiên.
Tờ “Đông Á” của Hàn Quốc bình luận kể từ khi lấy vợ, ông  Kim Jong-un đã xua tan được một số hoài nghi và dị nghị ở trong nước.
- Hai là, về đối ngoại hầu như các nước chưa hề biết Kim Jong-un là ai. Ngay Trung Quốc, nước đỡ đầu và là đồng minh tin cậy nhất, cũng hơi bất ngờ. Báo chí Mỹ cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 9/2010 của cựu Tổng thống Carter, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói:  “Chủ tịch Kim Jong-il nói với  Trung Quốc rằng tin tức về việc ông có ý định thay người kế vị, đưa Kim Jong-un làm người kế thừa chỉ là tin đồn đại vô căn cứ của báo chí Phương Tây!”.
Vì vậy, việc Kim Jong-un lên kế vị coi như là “sự việc đã rồi” mà phía Trung Quốc phải thừa nhận.
Xét cả đối nội cũng như đối ngoại, Kim Jong-un cảm thấy mình thiếu uy tín và thực quyền. Vì vậy, ông  phải có những hành động nào đó thể hiện bản lĩnh và quyền lực, uy tín cá nhân.
- Ba là, thời gian qua, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều thay đổi ban lãnh đạo, nhất là Hàn Quốc lần đầu tiên có nữ Tổng thống Park Geun Hye. Đối với Mỹ, tuy Obama liên nhiệm, nhưng nội các thay đổi lớn, bởi vậy Kim Jong-un cho rằng đây là thời cơ thuận lợi để thể hiện quyền uy và uy tín của mình. Quyền uy và uy tín cá nhân thông qua con đường quân sự sẽ được tăng lên nhanh chóng nhất. Bởi vậy, Kim Jong-un đã dấy lên hành động đe dọa quân sự và sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm thể hiện với các nước, nhất là với Mỹ và Trung Quốc, rằng ông thực sự có quyền và uy tín chứ không phải là bù nhìn.
Hành động hiếu chiến của Triều Tiên bị nhiều nước lên án. Ngay cả Trung Quốc, nước đỡ đầu và là đồng minh tin cậy của Triều Tiên, cũng cảm thấy khó chịu. Vì vậy, ngày 7/4/2013 phát biểu tại “Diễn đàn châu Á Bác Ngao”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói các nước đều phải là người bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, càng không thể chỉ vì ích kỉ cá nhân mà làm náo loạn cả khu vực và thế giới. Dư luận cho rằng đây là lời cảnh cáo đối với ban lãnh đạo Triều Tiên. Ngày 5/4, khi Triều Tiên thông báo các nước rút nhân viên về nước vì Bình Nhưỡng không đảm bảo an toàn cho họ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức yêu cầu Triều Tiên “phải bảo vệ an toàn cho  nhân viên Sứ quán Trung Quốc tại Triều Tiên.” Dư luận cho rằng đây là lời cảnh cáo đối với Bắc Triều Tiên. Điều này cho thấy, hành vi phiêu lưu mạo hiểm của Bắc Triều Tiên đã làm xáo trộn chiến lược của Trung Quốc tại khu vực này.

Kim Jong-un: Từ cậu bé nhút nhát thành lãnh đạo đáng gờm

Kim Jong-un: Từ cậu bé nhút nhát thành lãnh đạo đáng gờm

Kim Jong-un sinh ngày 8/1 năm 1982 hoặc 1983 hoặc 1984. Cha mẹ ông là cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il và bà Ko Young-hee. Kim Jong-un có một người anh trai tên Kim Jong-chul và một em gái tên Kim Yo-jong.
 Kim Jong-un sinh ngày 8/1 năm 1982 hoặc 1983 hoặc 1984. Cha mẹ ông là cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il và bà Ko Young-hee. Kim Jong-un có một người anh trai tên Kim Jong-chul và một em gái tên Kim Yo-jong.

Từ nhỏ, Kim Jong-un đã nhận được sự chăm sóc tận tình từ mẹ. Trong thời gian này, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của "Lãnh tụ vĩ đại" Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) là ông nội của Kim Jong-un.
 Từ nhỏ, Kim Jong-un đã nhận được sự chăm sóc tận tình từ mẹ. Trong thời gian này, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của  "Lãnh tụ vĩ đại" Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) là ông nội của Kim Jong-un.

Kim Jong-un theo học một trường quốc tế ở Thụy Sĩ. Các bạn cùng lớp nhận xét Kim Jong-un là một sinh viên khá rụt rè. Jong-un dành phần lớn thời gian ở nhà, nhưng cậu bé cũng có một chút khiếu hài hước.
 Kim Jong-un theo học một trường quốc tế ở Thụy Sĩ. Các bạn cùng lớp nhận xét Kim Jong-un là một sinh viên khá rụt rè. Jong-un dành phần lớn thời gian ở nhà, nhưng cậu bé cũng có một chút khiếu hài hước.

Jong-un yêu thích bóng rổ và thần tượng cầu thủ Michael Jordan. Các tấm áp phích của Jordan được treo trên tất cả các bức tường trong phòng của Jong-un từ ngày ông theo học ở Thụy Sĩ.
 Jong-un yêu thích bóng rổ và thần tượng cầu thủ Michael Jordan. Các tấm áp phích của Jordan được treo trên tất cả các bức tường trong phòng của Jong-un từ ngày ông theo học ở Thụy Sĩ.

Jong-un rất hâm mộ vở nhạc kịch nổi tiếng của Mỹ "Grease". Trong bộ phim ca nhạc này, Kim Jong-un thích nhất 2 bài hát "Summer Nights" và "You're the One That I Want".
 Jong-un rất hâm mộ vở nhạc kịch nổi tiếng của Mỹ "Grease". Trong bộ phim ca nhạc này, Kim Jong-un thích nhất 2 bài hát "Summer Nights" và "You're the One That I Want".

Sau khi hoàn thành chương trình học tại Thụy Sĩ, ông trở về nhà và theo học tại ĐH quân sự Kim Nhật Thành. Một số báo cáo cho rằng, Kim Jong-un bắt đầu tham dự những buổi duyệt binh của cha từ năm 2007. Sau khi cha ông qua đời, Jong-un đã nhanh chóng được thăng chức để lãnh đạo chính trị và quân sự của đất nước dù vẫn còn rất ít kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực.
 Sau khi hoàn thành chương trình học tại Thụy Sĩ, ông trở về nhà và theo học tại ĐH quân sự Kim Nhật Thành. Một số báo cáo cho rằng, Kim Jong-un bắt đầu tham dự những buổi duyệt binh của cha từ năm 2007. Sau khi cha ông qua đời, Jong-un đã nhanh chóng được thăng chức để lãnh đạo chính trị và quân sự của đất nước dù vẫn còn rất ít kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực.

Jong-un đã viết một bài hát được gọi là "bước chân”. "Bước chân" có vẻ giống như bài hát tuyên truyền của Liên Xô.
Jong-un đã viết một bài hát được gọi là "bước chân”. "Bước chân" có vẻ giống như bài hát tuyên truyền của Liên Xô.

Nhiều người Triều Tiên coi Kim Jong-un là phiên bản trẻ của "Lãnh tụ vĩ đại" Kim Nhật Thành. Kim Jong-un có những nét tương đồng rõ rệt về diện mạo, cử chỉ, tác phong...với ông nội Kim Nhật Thành.
 Nhiều người Triều Tiên coi Kim Jong-un là phiên bản trẻ của "Lãnh tụ vĩ đại" Kim Nhật Thành. Kim Jong-un có những nét tương đồng rõ rệt về diện mạo, cử chỉ, tác phong...với ông nội Kim Nhật Thành.

Sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời đột ngột vì một cơn đau tim, Kim Jong-un nhanh chóng trở thành "lãnh đạo tối cao" của Triều Tiên.
 Sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời đột ngột vì một cơn đau tim, Kim Jong-un nhanh chóng trở thành "lãnh đạo tối cao" của Triều Tiên.

Trong số những cố vấn đáng tin cậy nhất của Kim Jong-un có bà cô ruột Kim Kyong-Hui và chồng của bà là Jang Sung-taek, cả hai cùng 66 tuổi. Cặp đôi này từng giúp cố Chủ tịch Kim Jong-il kiểm soát quân đội và đến nay, lại tiếp tục là trợ thủ đắc lực nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un củng cố vị thế. Bức ảnh là chú và dì của Kim Jong-un tại một cuộc họp gần đây của Đảng Lao động Triều Tiên.
Trong số những cố vấn đáng tin cậy nhất của Kim Jong-un có bà cô ruột Kim Kyong-Hui và chồng của bà là Jang Sung-taek, cả hai cùng 66 tuổi. Cặp đôi này từng giúp cố Chủ tịch Kim Jong-il kiểm soát quân đội và đến nay, lại tiếp tục là trợ thủ đắc lực nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un củng cố vị thế. Bức ảnh là chú và dì của Kim Jong-un tại một cuộc họp gần đây của Đảng Lao động Triều Tiên.

Kim Jong-un cùng vợ đi thăm một công viên giải trí ở Bình Nhưỡng.
 Kim Jong-un cùng vợ đi thăm một công viên giải trí ở Bình Nhưỡng.

Jong-un thỏa ước mơ thời thơ ấu khi cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman gần đây đã đến thăm Triều Tiên.
 Jong-un thỏa ước mơ thời thơ ấu khi cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman gần đây đã đến thăm Triều Tiên.

Tuy nhiên, gần đây nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã trở nên rất hiếu chiến, cắt đứt tất cả các liên kết với Hàn Quốc và đe dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ. Ông Kim Jong-un khiến nhiều nhà phân tích hoang mang và khó lòng đưa ra được những dự đoán chuẩn xác.
Tuy nhiên, gần đây nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã trở nên rất hiếu chiến, cắt đứt tất cả các liên kết với Hàn Quốc và đe dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ. Ông Kim Jong-un khiến nhiều nhà phân tích hoang mang và khó lòng đưa ra được những dự đoán chuẩn xác.

Kim Jong-un sống mạo hiểm hay chấp nhận sụp đổ?

(Kiến Thức) - Khi phải lựa chọn giữa sụp đổ chắc chắn và sự sống còn đầy mạo hiểm, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ chọn phương án cải cách, thay đổi đất nước?

Kim Jong-un sống mạo hiểm hay chấp nhận sụp đổ?
Một cách đều đặn, các phương tiện truyền thông trên thế giới viết rằng, Triều Tiên đang trên ranh giới của thời kỳ cải cách, sẽ khởi động trong tương lai rất gần. Lần đầu tiên là vào năm 1984. Nhưng sau đó, thế giới đã phải chờ đợi cuộc cải cách của Triều Tiên trong gần 30 năm. Và bây giờ có vẻ là thứ chờ đợi sắp đến.
Khi phải lựa chọn giữa sụp đổ chắc chắn và sự sống còn đầy mạo hiểm, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ chọn phương án cải cách, thay đổi đất nước.
 Khi phải lựa chọn giữa sụp đổ chắc chắn và sự sống còn đầy mạo hiểm, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ chọn phương án cải cách, thay đổi đất nước.

Tin mới