Kịch bản nào sau kết quả bầu cử tổng thống Hàn Quốc?

(Kiến Thức) - Giữa lúc gia tăng căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc lại tiến hành bầu cử tổng thống trước thời hạn.

Kịch bản nào sau kết quả bầu cử tổng thống Hàn Quốc?
Cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc đang diễn ra sớm hơn 7 tháng, sau khi cựu Tổng thống Park Geun-hye bị buộc tội dính líu vào bê bối tham nhũng. Vụ bê bối vẫn đang tiếp diễn, với việc một số tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc như Samsung và Lotte- đang bị điều tra.
Nhưng gạt bê bối sang một bên, mối quan tâm lớn hiện nay là ai có khả năng sẽ đắc cử tổng thống Hàn Quốc và chính sách của người đó sẽ như thế nào, đặc biệt trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc?
Moon Jae-in: Ứng cử viên số 1
Ông Moon Jae-in là ứng cử viên số một trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc lần này. Theo các cuộc thăm dò dư luận ngay trước khi tiến hành bỏ phiếu, ông Moon Jae-in có thể nhận được 40% số phiếu ủng hộ, bỏ xa đối thủ gần nhất 20 điểm phần trăm.
Kich ban nao sau ket qua bau cu tong thong Han Quoc?
Ông Moon Jae-in là ứng cử viên số một trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc lần này. Ảnh: CFP Photo 
Ông Moon Jae-in được coi là ứng cử viên "tự do" hay "tiến bộ".
Ahn Cheol-soo: Ông trùm công nghệ cao
Một ứng cử viên quan trọng khác là Ahn Cheol-soo, một doanh nhân và đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử tổng thống Hàn Quốc.
Nhà phân tích ông Volodzko nói: "Ahn Cheol-soo, một ông trùm công nghệ cao, người đã phát triển một chương trình chống virus máy tính. Ông ấy là một ông trùm công nghệ chuyển sang làm chính trị. Nhưng ông đã bắt đầu giống một ứng cử viên truyền thống, khi phe bảo thủ dồn phiếu ủng hộ ông, với hy vọng tránh được chiến thắng của ông Moon Jae-in”.
Các cử tri bảo thủ ở Hàn Quốc đang dồn phiếu cho ông Ahn Cheol-soo, nhưng đối với người nước ngoài, chính sách của ông có vẻ như khá thiên về chủ nghĩa xã hội.
Kich ban nao sau ket qua bau cu tong thong Han Quoc?-Hinh-2
Chính sách của ông Ahn Cheol-soo có vẻ như khá thiên về chủ nghĩa xã hội. Ảnh: CFP 
Nhà phân tích Volodzko nhận định: “Ông Ahn Cheol-soo ủng hộ tăng thuế đánh vào lợi nhuận, chỉ trích các hiệp định thương mại tự do và ủng hộ phúc lợi công cộng. Về chính sách kinh tế, ông muốn giúp đỡ các doanh nghiệp mới thành lập và có kế hoạch đưa ra nhiều gói kích thích khác nhau để giúp các doanh nghiệp nhỏ”.
Theo ông Volodzko, việc các đảng bảo thủ tập trung xung quanh một ứng viên tổng thống muốn tăng thuế, đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do và tăng phúc lợi như Ahn Cheol-soo xem ra có vẻ kỳ quặc, nhưng chủ yếu là do chống đối chính sách đối ngoại của ứng cử viên số 1 Moon Jae-in.
Ông Volodzko nói: "Tất cả mọi thứ khiến tôi tin rằng có lẽ ông Moon Jae-in sẽ tiến hành đối thoại với Bắc Triều Tiên và ít nhất cũng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng. Ông ấy cũng có vẻ như là một trong những ứng cử viên có khả năng can dự tích cực với Trung Quốc".
Ý nghĩa đối với an ninh khu vực
Giảm căng thẳng trong khu vực có vẻ như là một ý tưởng tốt, vì tình trạng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện đang ở mức cao độ, có nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Nhưng theo chuyên gia an ninh châu Á Zack Cooper thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington DC, điều đó lại không phù hợp với kế hoạch hiện tại của chính quyền Donald Trump.
Chính quyền Donald Trump muốn gây áp lực cho đến khi Bắc Triều Tiên sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và đàm phán theo các điều khoản mà Washington đề ra . Nhưng nếu ông Moon Jae-in sớm tiến hành đàm phán song phương với van lãnh đạo Triều Tiên, kế hoạch của chính quyền Trump có thể thất bại.
Trước thềm bầu cử tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ lá chắn tên lửa đạn đạo THAAD mà Mỹ đang triển khai ở Hàn Quốc. Thậm chí, ông Moon Jea-in còn nói ông sẽ đình chỉ việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc, nếu ông đắc cử tổng thống.
Nhưng theo quân đội Mỹ, hệ thống THAAD đã được đưa vào hoạt động ở Hàn Quốc.
Ông Cooper cho biết đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi Mỹ đưa hệ thống THAAD vào hoạt động chỉ vài ngày trước khi tiến hành bầu cử tổng thống Hàn Quốc. Ông nhận định: "Tôi nghĩ rằng đây là kế hoạch được tính toán rất kỹ lưỡng giữa Mỹ và chính phủ Hàn Quốc trước đây”.
Hai nhà phân tích Cooper và Volodzko đều cho rằng ông Moon Jaa-in khó có thể đảo ngược hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, một khi nó đã đi vào hoạt động ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc: Bãi chức tổng thống Park thì dễ, thay thế mới khó

(Kiến Thức) - Hàn Quốc có 60 ngày để lựa chọn người thay thế Tổng thống Park Geun-hye vừa bị Quốc hội đình chỉ công tác, nhưng nói thì dễ mà làm mới khó.

Hàn Quốc: Bãi chức tổng thống Park thì dễ, thay thế mới khó
Thật trớ trêu, tất cả các nhân vật dự kiến được lựa chọn thay thế Tổng thống bị đình nhiệm Park Geun-hye xem ra lại được Trung Quốc ưa thích hơn Hàn Quốc.
Han Quoc: Bai chuc tong thong thi de, thay the moi kho
 Tổng thống Park Geun-hye vừa bị Quốc hội đình chỉ công tác. Ảnh Soompi

Vì sao hệ thống phòng thủ THAAD là “gai trong mắt” Trung Quốc?

Tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng thủ THAAD đang làm nóng bán đảo Triều Tiên. Nhưng THAAD là gì và vì sao Trung Quốc lại cực lực phản đối?

Vì sao hệ thống phòng thủ THAAD là “gai trong mắt” Trung Quốc?
Một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có tên Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đang được triển khai ở Hàn Quốc.
Vi sao he thong phong thu THAAD la “gai trong mat” Trung Quoc?
Bệ phóng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ đã được chuyển đến Hàn Quốc hôm 6/3. Ảnh: The Korea Times 
Theo Bloomberg, Hàn Quốc tuyên bố đây là biện pháp để phòng ngừa mối đe dọa tên lửa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên, nước từng đe dọa sẽ phá hủy các thành phố của Hàn Quốc cũng như đã tiến hành hàng chục cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo và thể hiện ý chí nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân.
Song lời giải thích này vẫn không ngăn được việc Trung Quốc càng lúc càng khó ngăn cơn giận khi cho rằng hệ thống phòng thủ THAAD là mối đe dọa sẽ phá vỡ “sự cân bằng chiến lược trong khu vực”.
THAAD hoạt động như thế nào
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối này là sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin, được thiết kế để phá hủy các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung ở trên không vào giai đoạn cuối khi những quả tên lửa này lao xuống.
Khác với các tên lửa phòng thủ truyền thống được thiết kế để tiến gần một mục tiêu rồi tự kích nổ để phá hủy hay làm chệch hướng của mối đe dọa, THAAD có tính năng tương tự phương pháp đạn đâm đạn, các quả tên lửa dựa vào công nghệ tìm kiếm hồng ngoại để xác định và đấu đầu mục tiêu, qua đó phá hủy hoàn toàn mục tiêu.
Trong buổi công bố kế hoạch triển khai hồi tháng 7 năm ngoái, Lầu Năm Góc cho biết hệ thống này sẽ được bổ sung vào hệ thống phòng thủ tên lửa phân tầng để tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa sẵn có của đồng minh nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nghi ngờ THAAD không có khả năng loại bỏ các quả tên lửa tầm ngắn và pháo từ Triều Tiên bởi hệ thống này được thiết kế cho việc đánh chặn tầm cao.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Rod Lyon tại Viện Chính sách Chiến lược Australia ở Canberra, kết quả các cuộc thử nghiệm độc lập do một học giả của trường Đại học Cornell (Mỹ) thu thập cho thấy phần lớn các cuộc thử nghiệm THAAD diễn ra để chống các mục tiêu tầm ngắn.
THAAD không tạo ra mối đe dọa tấn công bởi tên lửa của THAAD không mang đầu nổ. Trong trường hợp có tên lửa được phóng lên từ Trung Quốc nhằm vào Mỹ, không thể khẳng định THAAD có thể loại bỏ quả tên lửa đó.
Lý do là vì các quả tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc nếu nhắm vào lục địa Mỹ sẽ mới chỉ ở giai đoạn đi lên khi bay qua hệ thống THAAD ở Hàn Quốc. Điều tương tự cũng xảy ra nếu Triều Tiên đạt được công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Theo Lyon, điều thực sự khiến Trung Quốc quan ngại là năng lực giám sát của THAAD. THAAD có thể cung cấp dữ liệu cảnh báo sớm cho các phần khác thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, từ đó làm suy giảm năng lực tấn công của Trung Quốc nhằm vào Mỹ trong trường hợp có chiến tranh.
Tờ "The Global Times" (Thời báo Hoàn cầu), phụ trương của tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã cáo buộc Seoul tự buộc mình vào chiến xa của Mỹ và tự biến mình thành "con tốt" ngạo mạn của Washington trong công cuộc kiềm tỏa quân sự Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
Cũng theo Lyon, triển khai THAAD ở Hàn Quốc có thể giúp Mỹ có thêm lợi thế trước Trung Quốc bởi nước này vốn đã có nhiều hệ thống radar, đánh chặn ở Thái Bình Dương. THAAD sẽ nâng cao khả năng phát hiện sớm tên lửa của Trung Quốc nhưng khả năng đánh chặn không vì vậy mà có thể diễn ra dễ dàng hơn.
Phản ứng của Trung Quốc
Cho đến nay, Trung Quốc đã ra lệnh các hãng lữ hành ngừng bán vé đi Hàn Quốc, đồng thời có động thái đánh vào tập đoàn Lotte, một trong những công ty gia đình lớn nhất của Hàn Quốc vì tập đoàn này mới đây đã đồng ý đổi đất để Seoul triển khai THAAD.
Vi sao he thong phong thu THAAD la “gai trong mat” Trung Quoc?-Hinh-2
Cửa hàng Lotte ở thành phố Thẩm Dương, đông bắc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. 

“Chảo lửa” Triều Tiên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát

Những diễn biến căng thẳng mới tại Bán đảo Triều Tiên biến khu vực Đông Bắc Á trở thành điểm nóng mới, tiềm ẩn một cuộc chiến mới.

“Chảo lửa” Triều Tiên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
Hàn Quốc một lần nữa bất đắc dĩ rơi vào thế kẹt giữa một bên là đồng minh chiến lược (Mỹ) với một bên là đối tác kinh tế hàng đầu (Trung Quốc). Đặc biệt Hàn Quốc đang trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tạo khoảng trống lãnh đạo, khiến Seoul ở trong tình thế nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
“Chao lua” Trieu Tien tiem an nguy co bung phat
Triều Tiên phóng đồng loạt 4 tên lửa đạn đạo ngày 7/3/2017. Ảnh: KCNA 

Tin mới