Kích thước phòng thờ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phòng thờ là không gian dành riêng trong ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh, hoặc theo tín ngưỡng của gia đình. Vậy diện tích phòng thờ bao nhiêu là lý tưởng và chuẩn phong thủy?

Phòng thờ là không gian dành riêng trong ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh, hoặc theo tín ngưỡng của gia đình. Đây là nơi thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất hoặc các đấng thiêng liêng mà gia đình tin tưởng. Vậy diện tích phòng thờ bao nhiêu là lý tưởng?

Diện tích phòng thờ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Kiến trúc nhà ở: Cổ điển, hiện đại…

Vị trí và hướng phòng thờ: Sân thượng, tầng trệt, phòng khách…

Phong tục thờ cúng: Á Đông (thích phòng thờ rộng rãi, yên tĩnh), phương Tây (thường không có phòng thờ)…

Tôn giáo của gia đình: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo…

Diện tích phòng thờ là một việc quan trọng mà các gia chủ quan tâm khi xây dựng ngôi nhà của mình.

Diện tích chung của toàn bộ ngôi nhà: Nhỏ, vừa, lớn…

Nhu cầu, sở thích riêng của từng gia chủ: Người thực hiện nghi lễ thờ cúng là người cao tuổi, người trẻ…

Kich thuoc phong tho phu thuoc vao nhung yeu to nao?

Để quyết định diện tích phòng thờ bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh minh họa)

Diện tích phòng thờ hợp lý nhất theo từng không gian:

Nhà phố và nhà ống

Trong nhà ống và nhà phố, vốn có không gian hẹp và dài, phòng thờ thích hợp nhất nên có diện tích từ 5m2 đến 8m2.

Trong nhà ống và nhà phố, vốn có không gian hẹp và dài, phòng thờ thích hợp nhất nên có diện tích từ 5m2 đến 8m2.

Nếu phòng thờ được bố trí độc lập trên tầng cao nhất như sân thượng hoặc tầng tum thì kích thước phòng thờ có thể khoảng 10m2, tránh đồ nội thất rườm rà, tránh trang trí phức tạp để đảm bảo phong thủy thờ cúng và thu hút tài lộc, vận may cho gia đình.

Biệt thự

Phòng thờ trong biệt thự có lợi thế với không gian rộng rãi và thoáng đãng:

Đối với những căn biệt thự diện tích lớn, nhiều tầng: Diện tích phòng thờ sẽ khoảng 10m2 – 12m2 (tùy theo kích thước tổng thể của ngôi nhà) và thường được đặt ở tầng cao nhất để tỏ lòng tôn kính và tạo sự yên tĩnh.

Trong biệt thự có không gian nhỏ hơn, ít tầng: Phòng thờ có thể đặt ở tầng 1, kết hợp với phòng khách, với diện tích khoảng 6m2 – 8m2, thuận tiện cho việc đi lại của người lớn tuổi và không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.

Căn hộ và chung cư

Việc bố trí một phòng thờ riêng trong chung cư thường gặp khó khăn do diện tích bị hạn chế. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo kích thước phòng thờ và cách bố trí như sau:

Kết hợp phòng thờ và phòng khách theo nguyên tắc phong thủy, sử dụng kệ gỗ hoặc tủ thờ để tạo không gian thờ cúng hài hòa. Với diện tích nơi thờ cúng khoảng 4 đến 5m2 đủ đặt bàn thờ 2m2 và vách ngăn để giữ tính riêng tư với các không gian sinh hoạt khác.

Nếu chung cư rộng, có thể bố trí phòng thờ riêng bên cạnh phòng khách với diện tích phòng thờ lớn hơn theo nhu cầu gia đình mong muốn, nhưng tránh đặt gần nhà vệ sinh và bếp để giữ sạch sẽ và tốt cho năng lượng tâm linh.

Kich thuoc phong tho phu thuoc vao nhung yeu to nao?-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

Kích thước cửa phòng thờ chuẩn phong thủy

Đối với cửa đi phòng thờ 1 cánh

Cửa 1 cánh nhỏ: 810mm (rộng) x 2150mm (cao);

Cửa 1 cánh vừa: 880mm (rộng) x 2150mm (cao);

Cửa 1 cánh lớn: 1080mm (rộng) x 2350mm (cao).

Dưới đây là công thức tính kích thước các ô chờ mà bạn có thể tham khảo:

Chiều rộng ô chờ: Lọt lòng chiều rộng + khung bao dọc bên trái + khung bao dọc bên phải + khe hở để cửa lọt vào.

Chiều cao ô chờ: Lọt lòng chiều cao + khung bao ngang phía trên + khe hở để cửa lọt vào + vách kính phía trên (nếu có).

Đối với cửa đi phòng thờ 2 cánh

Cửa 2 cánh nhỏ: 1080mm (rộng) x 2150mm (cao);

Cửa 2 cánh vừa: 1250mm (rộng) x 2150mm (cao);

Cửa 2 cánh trung bình: 1330mm (rộng) x 2350mm (cao);

Cửa 2 cánh lớn: 1550mm (rộng) x 2350mm (cao);

Cửa 2 cánh đại: 1760mm (rộng) x 2550mm (cao).

Đối với cửa đi phòng thờ 4 cánh

4 cánh nhỏ: 2550mm (rộng) x 2150mm (cao)

4 cánh vừa: 2620mm (rộng) x 2350mm (cao)

4 cánh trung bình: 2820mm (rộng) x 2350mm (cao)

4 cánh lớn: 3190mm (rộng) x 2350mm (cao)

4 cánh đại: 3390mm (rộng) x 2550mm (cao)

Lưu ý rằng các kích thước trên là kích thước lọt lòng khung bao cửa, chưa bao gồm khung bao và khe hở. Do đó, khi xây dựng ô chờ bạn cần phải tính thêm chiều rộng của khung bao và khe hở để cửa có thể lắp đặt một cách dễ dàng và chính xác nhất.

Đặt bàn thờ Phật nhớ 4 nguyên tắc, gia đạo bình an

Lập bàn thờ Phật trong nhà nếu làm đúng gia đạo sẽ bình an.

Với những người theo đạo Phật, họ thường lập bàn thờ Phật tại gia để bày tỏ lòng tôn kính đến đạo Pháp và các vị Phật, Bồ Tát. Hơn nữa khi lập bàn thờ Phật tại gia, các Phật tử sẽ có cơ hội gần gũi hơn với chánh pháp, góp phần giúp tâm hồn và cuộc sống trở nên an nhiên và thư thái hơn.

Tuy nhiên, lập bàn thờ Phật trong nhà sao cho đúng thì không phải ai cũng thông thạo. Dưới đây là 4 nguyên tắc cần nhớ khi đặt bàn thờ Phật, nếu làm đúng gia đạo sẽ bình an, các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn.

Bàn thờ có 4 dấu hiệu này chính là “điềm báo” cần thay gấp

Nếu bạn thấy bàn thờ nhà mình có 1 trong 4 dấu hiệu này cần phải tìm cách hóa giải kẻo dễ đau ốm, làm ăn lụi bại, làm đâu hỏng đó.

Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, thể hiện lòng biết ơn và thành kính của các bậc cháu con đối với tổ tiên, các thế hệ đi trước. Một chiếc bàn thờ đúng phong thủy vừa giúp được gia chủ tránh những điều đại kỵ kém may mắn, vừa mang đến những điều an lành, vượng khí và tài lộc cho gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bàn thờ nhà mình có 1 trong 4 dấu hiệu này cần phải tìm cách hóa giải kẻo dễ đau ốm,làm ăn lụi bại, làm đâu hỏng đó.

1. Bát hương bốc cháy

Tin mới