KIDO đặt kế hoạch lãi tăng vọt 91% lên 800 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) đặt kế hoạch doanh thu thuần 11.500 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2020. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 800 tỷ đồng, tăng 91,5% so với năm 2020.

KIDO đặt mục tiêu cụ thể cho các ngành kinh doanh như với ngành dầu, Tập đoàn sẽ đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tối ưu hóa mô hình chuỗi cung ứng và tăng cường xây dựng thương hiệu thông qua các công ty thành viên như Tường An và KIDO Nhà Bè, Vocarimex...

Với ngành kem, hiện KIDO đang dẫn đầu thị phần Kem tại Việt Nam với 43,5%. Theo đó, Tập đoàn tập trung vào mục tiêu giữ vững vị thế số 1 và gia tăng thị phần. Tiến tới xây dựng Kem trở thành mặt hàng tiêu dùng thường xuyên và ưa thích của đại đa số người tiêu dùng.

Đối với ngành hàng Snacking, KIDO sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra thị trường các sản phẩm trong ngành Snacking; Ra mắt sản phẩm bánh tươi; Đẩy mạnh mảng kinh doanh bánh Trung thu. Dự kiến các sản phẩm trong ngành hàng Snacking cũng sẽ đóng góp phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn.

KIDO cũng cho biết, khoản đầu tư về dịch vụ, thương mại dự kiến cũng sẽ ghi nhận vào doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn trong năm 2021.

KIDO dat ke hoach lai tang vot 91% len 800 ty nam 2021
 

Ngoài định hướng cụ thể của các ngành hàng hiện có, theo chiến lược của Ban lãnh đạo, sau khi tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Tập đoàn, KIDO cũng sẽ tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống kênh phân phối, chính thức đưa ra thị trường các sản phẩm liên doanh với Vinamilk trong lĩnh vực nước giải khát phục vụ người tiêu dùng.

Các sản phẩm liên doanh dưới thương hiệu Vibev gồm: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước giải khát không có gas có lợi cho sức khoẻ (các loại nước từ hạt, trà thảo mộc…dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 04/2021) và Kem.

Đồng thời, KIDO cũng lên kế hoạch nghiên cứu thị trường nhanh chóng tham gia vào thị trường cà phê. Các lĩnh vực mới trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu này kỳ vọng sẽ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn trong năm 2021 cũng như những năm tiếp theo.

Tháng 1/2021 lợi nhuận ước đạt 90 tỷ đồng, tăng vọt 324% so cùng kỳ

KIDO cũng tiết lộ tình hình kinh doanh trong tháng đầu tiên của năm 2021 với doanh thu thuần ước đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với tháng 1/2020. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 90 tỷ đồng, tăng 342,4% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dầu ăn trong mùa vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu đóng góp phần lớn vào khoản tăng ấn tượng trên.

Với việc sáp nhập công ty thành viên vào KIDO, đẩy hệ thống 2 kênh phân phối lên với 450.000 điểm bán trong ngành hàng khô và 120.000 điểm bán trong ngành hàng lạnh đã giúp thị phần của KIDO trong lĩnh vực Kem tăng từ 41,4% năm 2019 lên 43,5% trong năm 2020. Độ phủ sản phẩm cũng tăng lên hơn 30% trên các kênh: MT, GT, KA.

Ngoài ra, Tết năm nay KIDO chính thức đánh dấu sự hiện diện của mình trên thị trường bánh kẹo Việt khi đưa ra các sản phẩm mới vào tháng 12/2020.

Thái Lan có Thaibev, Việt Nam có Vibev của Vinamilk và Kido

(Vietnamdaily) - Tên liên doanh là Công ty TNHH Liên doanh Nước giải khát Vinamilk - Kido với thương hiệu là Vibev.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên sáng 9/6, CTCP Thực phẩm KIDO (Kido Foods, HoSE: KDF) đã tiết lộ thương hiệu Vibev – một sản phẩm của sự kết hợp giữa CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) và KIDO (KDC).

Theo đó, tên liên doanh là Công ty TNHH Liên doanh Nước giải khát Vinamilk – KIDO với tên thương hiệu là Vibev.

Tái cấu trúc giúp KIDO báo lãi 418 tỷ đồng, vượt 27% kế hoạch

(Vietnamdaily) - Năm 2020, doanh thu thuần của Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) đạt 8.322 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 418 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2019, vượt gần 27% kế hoạch.

2020 là một năm có nhiều khó khăn và thử thách của nền kinh tế. Dù vậy, KIDO cho biết đã nhanh chóng nắm bắt những thay đổi từ thị trường, linh động điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa ra các phương án ứng phó khẩn cấp và kịp thời trước biến động của thị trường và những thay đổi của chính phủ trong quá trình kiểm soát dịch bệnh.

Cụ thể, KDC chủ động nguồn cung hàng hóa, điều chỉnh và lên kế hoạch sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng tại từng khu vực.