Kiểm soát vũ khí: Lời thách đố "khó đỡ" Trung Quốc gửi đến Mỹ

Một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hôm 8/7 tuyên bố Bắc Kinh sẽ tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí ba bên với Mỹ và Nga nếu Washington đồng ý cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống bằng với Trung Quốc.

Ông Fu Cong, người đứng đầu bộ phận kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc không quan tâm đến việc tham gia đàm phán với các siêu cường thời chiến tranh lạnh trước đây, đồng thời cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có quy mô gấp khoảng 20 lần của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Fu cho biết nếu Mỹ đồng ý cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống bằng với Trung Quốc thì Bắc Kinh sẵn sàng tham gia đàm phán nhưng "điều đó sẽ không xảy ra".

Theo Reuters, Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán ba bên để mở rộng hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) mới giữa Mỹ và Nga - vốn sắp hết hạn vào tháng 2 năm sau. Ông Fu nghi ngờ mục đích của Mỹ là "mưu đồ để chuyển hướng sự chú ý và là cái cớ để Mỹ rời khỏi phần mở rộng của hiệp ước".

"Mục đích thực sự của Mỹ là để thoát khỏi mọi hạn chế và có quyền tự do tìm kiếm sự vượt trội về quân sự so với bất kỳ đối thủ nào" - ông Fu bình luận.

Kiem soat vu khi: Loi thach do

Ông Fu Cong. Ảnh: Reuters

Quân đội Trung Quốc hiện có số vũ khí hạt nhân ít hơn nhiều so với Mỹ hoặc Nga. Cả hai nước đều sở hũu ít nhất 5.000 đầu đạn hạt nhân, còn Trung Quốc chỉ có khoảng 320 đầu đạn, theo thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI). Dựa vào điều kiện mà Bắc Kinh đưa ra, Washington phải loại bỏ hơn 4.500 đầu đạn từ kho vũ khí của mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga nhưng Bắc Kinh tuyên bố không có vấn đề gì bởi kho vũ khí hạt nhân của họ vẫn "tương đối nhỏ".

Phát biểu hôm 24/6, đặc phái viên hàng đầu của Mỹ về đàm phán hạt nhân Marshall Billingslea nói rằng Bắc Kinh có "nghĩa vụ" đàm phán và cáo buộc chính phủ Trung Quốc "phát triển chương trình hạt nhân nhanh chóng" để đạt được sự ngang bằng với Mỹ và Nga.

Kiem soat vu khi: Loi thach do

Mỹ phóng tên lửa từ tàu ngầm USS Nebraska. Ảnh: CNN

Các chuyên gia tin rằng có 9 quốc gia sở hữu khả năng hạt nhân, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Anh và Mỹ. Tất cả, trừ Triều Tiên, được cho là có vũ khí được phát triển đầy đủ để dễ dàng triển khai bất cứ lúc nào.

Nghịch lý "tiêu chuẩn kép" trong phi hạt nhân hóa của Mỹ

Trong khi Tổng thống Donald Trump hết lời kêu gọi thúc đẩy phi hạt nhân hóa toàn cầu, thì một báo cáo mới đây cho thấy, chính quyền Mỹ đang đẩy mạnh ký kết các hợp đồng phát triển tên lửa có tổng giá trị không dưới 1 tỷ USD.

Theo báo cáo do Tổ chức Chiến dịch quốc tế về loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) và một nhóm vận động chống hạt nhân khác có tên Chương trình Giải giáp vũ khí hạt nhân PAX thực hiện, các hợp đồng tên lửa mới trị giá gần 1,1 tỷ USD này được ký với 6 công ty Mỹ. Trong số đó, nhà thầu quốc phòng Raytheon thu về nhiều nhất với 44 hợp đồng mới trị giá 537 triệu USD. Tiếp đó là Lockheed Martin với 36 hợp đồng mới trị giá 268 triệu USD, và Boeing với 4 hợp đồng trị giá 245 triệu USD...

Vệ binh cách mạng Iran: Sức mạnh thế lực quyết định đòn trả thù Mỹ

Mỹ cáo buộc Iran giật dây nhiều vụ tấn công trong khu vực. Thế lực nắm quyền lực đó là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Ve binh cach mang Iran: Suc manh the luc quyet dinh don tra thu My
Vệ binh Cách mạng Iran phóng tên lửa trong cuộc tập trận gần thành phố Qom, đông nam thủ đô Tehran, tháng 11/2006. Lực lượng này không chỉ phụ trách quân sự và an ninh của Iran, mà còn có ảnh hưởng chính trị và kinh tế khổng lồ ở nước này. Ảnh: Fars. 

Tin mới