Kiếm thuật Trung Hoa và bí mật đằng sau đường kiếm “ảo như phim”

Chúng ta thường nhìn thấy những đường kiếm ảo diệu của kiếm thuật cổ điển Trung Hoa trong phim ảnh hay các bài quyền Wushu.

Kiếm thuật Trung Hoa và bí mật đằng sau đường kiếm “ảo như phim”
Đặc trưng lớn nhất của dòng kiếm thuật này là rất nhiều động tác hoa mỹ tưởng chừng như thừa thãi cũng như sự di chuyển cơ thể liên tục. Nhưng liệu mà từ “ảo diệu” chúng ta dùng để đánh giá đã thực sự đúng?
Kiếm thuật cổ điển Trung Hoa được lưu truyền chủ yếu bởi các bài quyền trong Wushu, Thái cực hay các môn võ cổ khác
Trước hết, hãy nói về những kỹ thuật “thừa thãi” của kiếm thuật Trung Hoa cổ điển mà chúng ta đang thấy trong những bài quyền ngày nay. Một trong những động tác “kinh điển” của phong cách này đó là đâm kiếm trong khi cánh tay còn lại duỗi thẳng về phía sau, tạo nên một hình tượng rất bắt mắt.
Kiem thuat Trung Hoa va bi mat dang sau duong kiem “ao nhu phim”
 
Hình thức đòn thế này xuất hiện trong hầu hết các bài quyền kiếm Trung Hoa cổ điển, xuất hiện ở mọi dòng phái và dường như không thay đổi theo thời gian.
Trước hết, cần phải thừa nhận rằng lối kỹ thuật này mang đậm tính thẩm mỹ. Nó tạo nên một sự cân bằng trong bố cục hình ảnh, khiến hình ảnh người cầm kiếm trông “vĩ đại”, bao quát và thoải mái hơn. Điều đó vô tình khiến chúng ta có một định kiến rằng kỹ thuật này chỉ mang tính thẩm mỹ – điều vốn rất quan trọng trong võ thuật Trung Hoa cổ điển.
MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Robot Samurai đánh bại bậc thầy kiếm thuật Nhật Bản
Nhưng tất cả đã lầm. Đầu tiên, phải khẳng định rằng kiếm là một trong những vũ khí chủ đạo của võ thuật Trung Hoa, tồn tại từ lâu đời và có quá trình cải tiến kỹ thuật kéo dài hàng ngàn năm, vì vậy một kỹ thuật “làm cảnh” không thể tồn tại chỉ để mua vui. Để tìm hiểu câu trả lời, hãy xem một ví dụ của Fencing (đấu kiếm hiện đại) – môn kiếm thuật đã phát triển lên hàng thể thao chuyên nghiệp với sự tinh giản kỹ thuật tuyệt đối:
Đó là fencing hiện đại. Vậy hãy xem những bức vẽ cũ mô tả kiếm thuật cổ điển phương Tây:
Kiem thuat Trung Hoa va bi mat dang sau duong kiem “ao nhu phim”-Hinh-2
 
Có thể thấy, động tác vươn vai và kéo giãn tay không cầm kiếm về phía sau không chỉ xuất hiện trong kiếm thuật Trung Hoa mà còn cả trong đấu kiếm phương Tây cổ điển. Động tác này đem lại một số lợi thế như:
- Tăng khả năng cân bằng của cơ thể.
- Giảm diện tích phía trước, hạn chế diện tích bị đối thủ đâm trúng.
- Tạo đối trọng cho cơ thể giúp tăng lực đâm của tay trước.
- Khiến trọng tâm cơ thể xoay đều và ít lệch trọng tâm, từ đó khiến đòn đâm chính xác hơn
Ở đây, cần phải nhắc lại rằng đòn đâm luôn là đòn thế chủ đạo của kiếm thuật Trung Hoa. Sau này, khi kỹ thuật luyện kim phát triển và cho phép thanh kiếm mỏng hơn vẫn có thể chịu đựng được va đập khi chém, nhưng đâm và cắt – cứa bằng mũi kiếm vẫn luôn là kỹ thuật đáng sợ nhất của kiếm pháp Trung Hoa. Và cũng chính kỹ thuật này làm nảy sinh đặc trưng sự hoa mỹ kế tiếp: thân pháp.
Đối với các dòng kiếm cổ điển Âu Châu nói chung, người dùng kiếm thường di chuyển tịnh tiến hoặc cắt góc vòng ngoài mà ít dùng các biện pháp di chuyển thân pháp – bộ pháp phức tạp khác, một phần vì đặc trưng kỹ thuật chém cắt của hầu hết kiếm thời đó, một phần vì mũ giáp nặng nề.
Trong khi đó, do kiếm thuật Trung Hoa chú trọng đâm – cắt nên người dùng kiếm phải di chuyển liên tục cũng như xoay đổi thân người liên tục để có được góc độ thuận lợi nhất cho đòn kiếm. Lối đánh đó dần hình thành nên phong cách hoa mỹ của kiếm thuật Trung Hoa mà ta có thể nhìn thấy ngày nay thông qua điện ảnh hay các sàn biểu diễn.

Vì sao phụ nữ thời Đường đam mê võ thuật?

(Kiến Thức) - Thời Đường, quan niệm cái đẹp khá khác biệt với tiêu chuẩn đầy đặn, khỏe mạnh, nhờ vậy, đàn bà con gái thời Đường mới nảy sinh nhiệt tình với võ thuật.

Vì sao phụ nữ thời Đường đam mê võ thuật?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử chìm đắm trong luân lý đạo đức phong kiến, tất cả đàn bà con gái đối với võ thuật cũng như các hoạt động khác đều bị cấm tuyệt đối. Nói chung chỉ có rất ít ni cô luyện võ để tự bảo vệ mình nơi chốn tu hành thâm sơn cùng cốc, còn lại đàn bà con gái nói chung ít bén mảng đến võ thuật.

Hé lộ "báu vật" truyền bí kíp võ công của samurai

(Kiến Thức) - Cuốn sách cổ dạy võ thuật do samurai viết có từ thế kỷ 19 hé lộ những kỹ thuật chiến đấu có thể sử dụng khi bắt giữ tội phạm.

Hé lộ "báu vật" truyền bí kíp võ công của samurai

Rợn người màn luyện công “quái dị” của các võ sư Thiếu Lâm

Thiếu Lâm tự là một trong những môn phái có số lượng môn sinh theo học đông nhất ở Trung Quốc.

Rợn người màn luyện công “quái dị” của các võ sư Thiếu Lâm
Võ thuật Trung Quốc đã hình thành và phát triển qua một giai đoạn lịch sử dài. Võ Thiếu Lâm tự là một trong những môn võ thuật cổ truyền nổi tiếng nhất. Môn võ này chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật đá, bàn tay và cánh tay, có quy luật vận động khoa học rõ ràng, các bài quyền được sắp xếp một cách có hệ thống, đi từ thấp đến cao.

Tin mới