Kiếm tiền tỷ từ xuất khẩu... lá tre

Mua gom lá tre, loại lá cây vốn là đồ bỏ, rụng đầy trên rừng về sấy khô đem xuất khẩu, một tiểu thương ở Hà Nội "hái" ra tiền.

Kiếm tiền tỷ từ xuất khẩu... lá tre
Nghề hái lá tre (lá bương) ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội có từ những năm 1990. Năm 1992, bà Đinh Thị Dinh (58 tuổi, người làng Đồng Chiêm) thấy nghề này cho thu nhập cao hơn hẳn việc bán củi nên quyết định theo đuổi.
Kiem tien ty tu xuat khau... la treBà Đinh Thị Dinh (58 tuổi) chủ cơ sở thu mua lá tre.
"Trước đây, người làng tôi chủ yếu kiếm sống bằng việc lên rừng đốn củi mang đi bán. Năm 1990, được một số người Đài Loan (Trung Quốc) sang Việt Nam làm việc "mách nước" nên người dân trong làng mới biết lá tre có giá trị kinh tế", bà Dinh kể.
Những ngày đầu theo nghề, bà Dinh thu mua lá khô sấy sẵn rồi bán lại cho tiểu thương Đài Loan. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm bảo quản, lá bị hỏng hết.
"Bấy giờ lá tre khô không phải nhà nào cũng biết sấy. Không ít lần tôi mua về lá bị hỏng, thua lỗ. Sau đó, tôi chuyển sang thu mua lá tươi về tự sấy", bà Dinh nói.
Kiem tien ty tu xuat khau... la tre-Hinh-2Vào lúc chính vụ, xưởng của bà Dinh có khoảng 10 công nhân làm việc.
Theo bà Dinh, nghề làm lá tre bận rộn nhất là từ tháng 5 đến tháng 11. Khi vào mùa mưa, những cành bương non mới đâm chồi nảy lộc, những cành lá to gần như hai bàn tay người lớn xòe ra. Khi ấy, lá xanh đậm sẽ đạt chất lượng tốt nhất.
Bà cho biết, những lá tre thu mua đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, lá phải to, không rách và không úa vàng. Mỗi lá có chiều dài khoảng 38-40cm, rộng từ 8cm trở lên.
Bà thu mua lá tre không giới hạn số cân nặng.
Trung bình mỗi vụ, cơ sở của gia đình bà Dinh xuất bán 70-100 tấn lá, doanh thu mỗi năm ước tính vài tỷ đồng. Ở Đồng Chiêm, ngoài gia đình bà Dinh, nay có thêm 1 hộ cũng mở đại lý thu mua lá.
Kiem tien ty tu xuat khau... la tre-Hinh-3Bà Đinh Thị Tịnh (76 tuổi) làm việc phân loại, xếp lá thuê với mức tiền công từ 70.000-100.000 đồng/ngày.
"Người Đài Loan rất chuộng loại lá này, họ dùng để gói bánh truyền thống. Nghe nói lá này giữ được mùi thơm tự nhiên lại đảm bảo sạch sẽ, hữu cơ. Giờ có bao nhiêu lá phía Đài Loan cũng mua, có đợt họ đặt hàng hẳn 1 xe container mà cơ sở không có đủ để bán", bà Dinh nói.
Vào lúc chính vụ, xưởng của bà Dinh có khoảng 10 công nhân làm việc, với mức thu nhập từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Buôn bán có lãi, thế nhưng bà Dinh cũng tỏ ra lo lắng khi trong làng còn rất ít người đi hái lá. Bà tiếc lắm vì mặt hàng này không bao giờ "ế".
Kiem tien ty tu xuat khau... la tre-Hinh-430 năm qua, lá tre (hay còn gọi là lá bương) là một mặt hàng xuất khẩu đi Đài Loan mà không bao giờ "ế".
"Giờ có bao nhiêu, thương lái nước ngoài mua cả nhưng giờ không còn mấy người làm nghề hái lá nữa. Nếu có sẵn lá để thu hoạch thì thợ hái lá không giàu nhưng kiếm tiền cũng đủ trang trải cuộc sống. Ngoài ra, diện tích cây tre dần thu hẹp lại, công việc lại rất vất vả, trèo đèo, lội suối nên nhiều người bỏ nghề", bà Dinh chia sẻ.
Hiện mỗi ngày bà Dinh chỉ thu được vài chục kg lá của những người trong làng đi hái. Để đáp ứng nhu cầu của thương lái, bà phải đi hàng trăm km đến các tỉnh lân cận để thu mua.
14h, khi bao tải đã đầy lá tre, bà Vũ Thị Thanh (69 tuổi) cõng lên lưng, đi bộ hơn 3km xuống núi. 16h về tới nhà, bà nhúng nước cho lá tươi, sau đó bỏ lên xe mang ra điểm thu mua, giá lá dao động từ 12.000-14.000 đồng/kg, tùy chất lượng lá.
Kiem tien ty tu xuat khau... la tre-Hinh-5Từ 5h sáng đến chiều, bà Thanh thu nhập hơn 200.000 đồng từ 20kg lá tre hái được.
"Tôi đi từ 5h sáng đến giờ mới hái được 20kg lá tươi, giờ lá ngày một ít đi với sức mình chỉ được có thế nên đầy bao tải là về. Hôm nay tổng thu được 240.000 đồng", bà Thanh phấn khởi.
Mang lại thu nhập, nhưng người hái lá tre như bà Thanh cũng phải đánh đổi nhiều. Ngoài những lần đụng phải rắn, rết trên rừng, nguy hiểm nhất là khi vận chuyển bao tải lá nặng hơn trọng lượng cơ thể, từ trong rừng về nhà.
"Trong làng giờ chỉ còn người trung tuổi với người già đi hái lá. Một tuần tôi chỉ cố gắng đi được 4 ngày, mấy ngày còn lại nghỉ lấy sức. Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè này vác nặng mất sức lắm", bà Thanh nói.

Chồng trẻ và 'nghề hái ra tiền', người vợ nào biết sự thật cũng đắng cay

Hay đơn giản chị vì quá tin chồng, quá tôn thờ chồng đến mức mất cảnh giác rồi dễ dàng bỏ qua mọi biểu hiện ăn chơi hư hỏng của chồng để đến khi quá mù hoá mưa đứng chết lặng chịu trận?

Chồng trẻ và 'nghề hái ra tiền', người vợ nào biết sự thật cũng đắng cay
Không hiểu là chồng chị cao tay đến đâu mà khéo giấu quan hệ "mèo mả gà đồng" của mình với các quý bà hư hỏng, mất nết nên suốt một thời gian dài như vậy mà chị từ lúc yêu đến lúc cưới trải qua mấy năm mới phát hiện ra được!

Mục sở thị nghề hái ra tiền dịp Tết

Những ngày này, tại các vườn đào ở xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đang tất bật công tác tuốt lá để hoa nở đúng dịp Tết. Cũng nhờ công việc này, nhiều người dân có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Mục sở thị nghề hái ra tiền dịp Tết

Những nghề “hái ra tiền” cho giới trẻ thời kỳ 4.0, làm việc tự do không phụ thuộc ai, thu nhập tiền tỷ/năm

Đây là những công việc dành cho những người trẻ tuổi năng động, sáng tạo, thích sự trải nghiệm và thử thách, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn đang diễn ra mạnh mẽ không ngừng.

Những nghề “hái ra tiền” cho giới trẻ thời kỳ 4.0, làm việc tự do không phụ thuộc ai, thu nhập tiền tỷ/năm

Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi đã mở đường cho sự phát triển của vô số những ngành nghề mới lạ, thú vị và hấp dẫn mà từ trước tới nay chúng ta vẫn chưa biết hết hoặc chưa ngờ tới. Qua đó các bạn trẻ sẽ có cơ hội lớn để khẳng định bản thân, khám phá những thứ mới mẻ, góp phần tạo nên xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

Sau đây là những ngành nghề độc đáo nhưng rất hấp dẫn và tiềm năng, có cơ hội phát triển cực lớn trong tương lai. Từ đó giúp mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho những bạn trẻ có mong muốn tìm kiếm một công việc thú vị để thử thách bản thân.

Tin mới