Kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục, Lãnh đạo Dầu khí Đông Đô nói gì?

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của CTCP Dầu khí Đông Đô (UPCoM: PFL) thể hiện nhiều vấn đề trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

Theo đó, đơn vị kiểm toán đã có loạt ý kiến ngoại trừ về báo cáo tài chính của Dầu khí Đông Đô. 

Thứ nhất, về chi phí kinh doanh dở dang của công trình Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Chung cư Trần Anh - Long An với tổng số tiền gần 44 tỷ đồng, đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến giá trị thuần có thể thực hiện được của khoản mục này. 

Thứ hai, khoản đầu tư góp vốn vào dự án Tổ hợp nhà ở kết hợp dịch vụ siêu thị và văn phòng làm việc tại số 28 đường Trần Bình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (dự án Dolphin Plaza) với tổng giá trị góp là 37 tỷ đồng, đơn vị kiểm toán cũng không thể thu thập được đẩy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến sự suy giảm giá trị của khoản đầu tư này.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, Dầu khí Đông Đô có nợ phải trả quá hạn thanh toán, công nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn và lỗ luỹ kế.

Cụ thể, Công ty có tổng tài sản 505 tỷ đồng, giảm 33 tỷ đồng so đầu kỳ. Trong đó, khoản nợ ngắn hạn chiếm tới 213 tỷ đồng trong khi tài sản ngắn hạn chỉ 199 tỷ đồng. Đồng thời, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cũng âm gần 5 tỷ. 

Lỗ luỹ kế tới 231 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu suy giảm còn 292 tỷ đồng do 2019 là năm thứ 3 liên tiếp Dầu khí Đông Đô chìm trong thua lỗ, mỗi năm lỗ từ 18-24 tỷ đồng.

Đơn vị kiểm toán cho rằng, tất cả những điều này cho thấy sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Kiem toan nghi ngo ve kha nang hoat dong lien tuc, Lanh dao Dau khi Dong Do noi gi?
 

Thừa nhận khó khăn, Ban giám đốc Đông Đô đưa ra kế hoạch "sống sót" như nào?

Trước tình hình này, Ban giám đốc Dầu khí Đông Đo thừa nhận, khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc hoàn toàn vào việc Công ty có thể thu hồi được các khoản công nợ, thu hồi được vốn góp đầu tư hoặc bán được các công trình/hạng mục công trình dở dang cũng như khả năng các tổ chức kinh tế, ngân hàng tiếp tục cung cấp các khoản tín dụng, và khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư. 

Do đó, Ban giám đốc Đông Đô đưa ra khá nhiều kế hoạch. Thứ nhất, trường hợp trong 12 tháng tới Công ty không huy động được vốn để thực hiện các dự án thì Công ty sẽ tạm thời giãn tiến độ triển khai đầu tư các dự án bất động sản hoặc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng lại các dự án phù hợp. 

Thứ hai, các khoản nợ ngắn hạn gồm 48 tỷ tiền cổ tức phải trả cho cổ đông, Ban giám đốc tin tưởng sẽ nhận được sự hỗ trợ của các cổ đông bằng việc không phải chi trả ngay khoản này. Trong trường hợp phải thanh toán khoản cổ tức này trong vòng 12 tháng tới, Công ty sẽ huy động tiền từ các nguồn tài chính khác nhau để thanh toán. 

Thứ ba, Công ty đã đề ra chủ trương và thực hiện cắt giảm, tiết kiệm chi phí quản lý, hoạt động cũng như đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xây lắp để tạo doanh thu và lợi nhuận trong 12 tháng tới.

Đồng thời, Công ty cũng đang tìm các nguồn tài chính cần thiết để có thể tự trang trải được các khoản nợ khi đến hạn.

Tại thời điểm cuối năm 2019, Dầu khí Đông Đô ghi nhận hơn 45 tỷ đầu tư tài chính dài hạn nhưng đã phải trích lập dự phòng tới 24,6 tỷ đồng, trong đó nặng nhất là khoản đầu tư vào CTCP Khách sạn Lam Kinh với 20 tỷ đồng và phải trích lập hoàn toàn.

Ngoài ra, khoản đầu tư 22 tỷ đồng vào CTCP Xây lắp Dầu khí Bình Sơn, chiếm 6% vốn. Hiện Công ty đang trong quá trình lập kế hoạch triển khai thực hiện chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp này với giá không thấp hơn giá trị sổ sách.

Hiện cổ đông lớn của Đông Đô chính là Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) với 36,3% vốn, tiếp đến là CTCP Đầu tư Song Kim 13%, CTCP Địa ốc Phú Long chiếm 6,79%, bà Hà Thị Thông nắm 2%.

Lỗ lũy kế sắp ‘ngốn’ hết vốn 4.000 tỷ, PVX bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

(Vietnamdaily) - Lỗ lũy kế sắp "ăn" hết vốn chủ sở hữu, kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của "ông lớn" ngành xây lắp dầu khí PVX. Còn từ gì để nói về một PVX với giá cổ phiếu chỉ 1.000 đồng/cổ phiếu?

Đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVX) vì hàng loạt vấn đề trọng yếu không xác định được.

Tại ngày 30/6/2019, PVX có lỗ lũy kế tới 3.746 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoảng 352 tỷ đồng.

Kiểm điểm cá nhân, tổ chức để lọt loạt sai phạm chung cư cao cấp nghìn tỷ

Trước hàng loạt sai phạm tại dự án Dolphin Plaza (Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong đó có việc "biến" phòng chức năng thành 9 căn hộ trái phép, nhiều mặt bằng sử dụng thay đổi với thiết kế… Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu quận Nam Từ Liêm xử lý nghiêm các sai phạm của chủ đầu tư - Công ty Cổ phần TID, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra các sai phạm nêu trên mà không kịp thời phát hiện, xử lý.

Sai phạm tùm lum, biến nhà trẻ thành căn hộ để bán

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về những vi phạm tại Dự án chung cư cao cấp Dolphin Plaza, 28 Trần Bình (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty Cổ phần TID làm chủ đầu tư (CĐT).