Kiểm tra 2 phòng khám tư thu phí chăm sóc F0 tại nhà 12-36 triệu đồng
Bộ Y tế hoan nghênh mạng lưới y tế y tế tư nhân tham gia các hoạt động phòng chống dịch COVID-19, nhưng phải tuân thủ quy định của ngành y tế và pháp luật.
Theo Thái Bình- Huy Lương/ SKĐS
2 phòng khám tư nhân có giá tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ từ 12- 36 triệu đồng
Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị làm trưởng đoàn đã phối hợp với Thanh tra và Quản lý hành nghề Y của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra đột xuất 2 phòng khám tư nhân tại TP Hồ Chí Minh về công tác khám, chữa bệnh và việc thu phí dịch vụ chăm sóc F0 tại nhà, chiều 18/8.
Tại phòng khám Family Medical Practice địa chỉ Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, Đoàn đã ghi nhận phòng khám này có cung cấp gói dịch vụ tư vấn hỗ trợ điều trị F0 tại nhà Home Care trong 10 ngày là 12.098.000 đồng/người, vụ bao gồm: Tư vấn từ xa với bác sĩ qua điện thoại hoặc zoom 1 -2 lần/ngày, cho mượn các dụng cụ máy đo oxy, máy đo nhiệt độ, xét nghiệm PCR 2 lần vào ngày thứ 9 và thứ 10, và một số thuốc điều trị hỗ trợ.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê (đứng) cùng đoàn kiểm tra đột xuất 2 phòng khám tư nhân tại TP Hồ Chí Minh và việc thu phí dịch vụ chăm sóc F0 tại nhà
Khi Đoàn yêu cầu phòng khám cung cấp thông tin bảng giá, cơ cấu tính giá gói chăm sóc F0 cho cơ quan quản lý thì phòng khám này chưa giải trình được.
Tương tự như vậy tại Phòng khám Bernard (địa chỉ 201 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3) cũng cung cấp 2 gói tư vấn từ xa giá với gói Gold trị giá 26 triệu đồng, và gói Titanium giá 36 triệu đồng.
Bên cạnh đó Đoàn cũng ghi nhận các vi phạm hành chính khác như: không bảo đảm các điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động; Người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch; Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Trước diễn biến dịch bệnh bùng phát tại TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước, Bộ Y tế đã có văn bản thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc không thu phí với các dịch vụ trong hạng mục phòng chống dịch.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh có ý kiến: "Bộ Y tế hoan nghênh mạng lưới y tế y tế tư nhân tham gia các hoạt động phòng chống dịch, nhưng phải tuân thủ quy định của ngành y tế và pháp luật. Thông tin và giá dịch vụ phải được cung cấp cho người dân công khai, minh bạch, rõ ràng".
Sẽ rút giấy phép cơ sở y tế tư nhân không tiếp nhận bệnh nhân
Ngày 17/8/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với TP Hồ Chí Minh về nội dung cung cấp miễn phí gói dịch vụ điều trị F0 tại nhà (Home Care - Base), trong đó Bộ Y tế và UBND sẽ cung cấp túi thuốc an sinh gồm các loại thuốc điều trị bổ trợ và giao cho y tế cơ sở tại quận huyện, xã phường chuyển tới tận tay người dân F0 và thường trực tư vấn, hỗ trợ, phân loại nguy cơ và sẵn sàng vận chuyển người bệnh có dấu hiệu trở nặng đến cơ sở y tế.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng quán triệt: "Nếu bệnh viện công nào từ chối bệnh nhân đề nghị Thành phố kỷ luật, nếu cơ sở y tế trực thuộc Bộ thì Cục Quản lý Khám chữa bệnh kỷ luật. Nếu là cơ sở y tế tư nhân sẽ rút giấy phép ngay. Chúng ta phải đặt tính mạng, sức khoẻ của người bệnh lên trên, lên trước hết".
Món trứng pha lê đang hot cộng đồng mạng, dễ làm đến không ngờ
(Kiến Thức) - Món trứng pha lê với vẻ ngoài tuyệt đẹp là món ăn thú vị để trang trí đãi khách, cũng là lựa chọn các bé thích mê, cách làm lại dễ đến khó tin.
Nhìn những quả trứng pha lê trong lành đẹp mắt thế này, hẳn ai cũng muốn tìm hiểu làm sao để tạo ra món ăn đẹp mắt đến vậy.
Một khi biết cách làm, bạn sẽ bất ngờ vì hóa ra lại đơn giản như vậy, ngay cả các mẹ đoảng cũng có thể tự tay thực hiện món ăn thú vị này cho các bé.
Nguyên liệu chuẩn bị: vỏ trứng tùy số lượng. Nhân: tôm làm sạch, ngô, đậu, cà rốt cắt nhỏ, túi bột làm thạch. Bạn có thể thay đổi nhân tùy sở thích
Có thể tích trữ vỏ trứng để dùng dần. Cho một chút muối vào cọ rửa vỏ trứng cho sạch, đề phòng còn dính phân gà có thể có khuẩn E.coli
Đục lỗ nhỏ ở đầu nhỏ của quả trứng, đổ sạch lòng đỏ và trắng ra chế biến.
Sau đó cho vỏ trứng vào nước rửa sạch. Vỏ trứng sẽ còn được luộc sôi ở bước sau, nên bạn có thể yên tâm về độ sạch.
Đun sôi nước rồi cho các loại hạt, củ vào trần chín trong khoảng 3 phút, tiếp tục trần tôm chín, có thể cho vài lát gừng và chút rượu vào khử mùi tanh. Có thể cho thêm chút muối để hương vị đậm đà.
Món lẩu phân bò dân bản địa khen ngon, du khách “sợ khóc thét”
(Kiến Thức) - Lẩu phân bò là món ăn mà nhiều người nghe tên thôi cũng thấy kinh dị chứ không nói đến ăn thử. Thế nhưng, nó lại được coi là đặc sản thượng hạng đối với người dân Quý Châu, Trung Quốc.
Món ăn này được đặt cho cái tên “lẩu phân bò” bởi màu sắc và hương vị “nặng mùi” giống như chất thải gia súc. Nguyên liệu để làm nên món lẩu này lại là dịch dạ dày bò thấm cùng các loại thuốc bắc và hương liệu, nên mới có hương vị độc đáo đặc trưng.
Để nấu món lẩu kinh dị này không hề đơn giản mà đòi hỏi người chế biến phải hết sức kỳ công và tinh tế. Đây là món ăn nổi tiếng của người dân Đài Châu, thuộc đông nam tỉnh Quý Châu.
Trước khi giết mổ bò, người ta sẽ cho bò ăn no cỏ tươi kèm với thảo dược. Sau khi bò được mổ, những thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong dạ dày và ruột của bò sẽ được lấy ra, từ đó vắt lấy thứ chất lỏng đặc sệt. Thường chất dịch từ ruột non sẽ đắng hơn so với từ dạ dày.
Khi chế biến, người ta thường cho thêm mật bò cùng gia vị, tất cả bỏ vào nồi, đun sôi vặn nhỏ lửa và thưởng thức. Trong dân gian, thường phải đến ngày Tết người ta dân địa phương mới dám làm món lẩu đặc biệt này cùng người thân sì sụp trong tiết trời lạnh giá ngày đầu năm.
Tuy nhiên chất dịch trên phải được lấy từ những con bò khỏe mạnh và được đun sôi kỹ để đề phòng có bệnh truyền nhiễm cũng như ký sinh trùng độc hại. Chính vì vậy thực khách khi đi ăn "lẩu phân bò" cũng sẽ chọn những nhà hàng có quy mô và tên tuổi để thưởng thức.
Mùi hương từ nồi "lẩu phân bò" có vị đắng, khi ăn cũng sẽ có vị thuốc. Tùy theo khẩu vị của thực khác, có thể gia giảm hương vị trong nồi lẩu nhưng khó có thể làm mất được vị đặc trưng của lẩu phân bò.
Theo người dân địa phương, cuối nồi lẩu thường có thêm các hương liệu từ vị thuốc đông y như 5 nhúm xương bồ và xuyên khung, như vậy khi ăn sẽ càng thấy thơm. Thông thường những người ăn quen sẽ vừa ăn vừa hụp nước trong nồi, nhưng với người không quen thì rất khó nuốt.
Theo ông chủ một quán "lẩu phân bò" giới thiệu, món này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chủ quán nhớ lại một truyền thuyết do cha ông kể lại, một người dân ở Quý Châu từng bị tiêu chảy liên miên, bụng đau âm ỉ và đã chữa chạy khắp nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Tuy nhiên, ăn món lẩu này vài lần thì bệnh tiêu chảy lập tức biến mất.
Cách làm món "lẩu phân bò" được người Kiềm (người Quý Châu) khu vực Đông Nam tỉnh lưu truyền từ hàng ngàn năm trước.
Những người từng thưởng thức món ăn này miêu tả, nước lẩu trước khi đun lên có mùi cỏ thối. Khi ăn, mọi người cho thêm thịt bò và những nguyên liệu khác vào nồi, lúc này hương vị chuyển sang mùi phân bò đặc trưng. Ảnh: IT.
Mời độc giả theo dõi video "Mọi món ngon Việt Nam bỗng thu bé lại chỉ bằng đầu ngón tay". Nguồn: VTV24.