Kiến trúc bề thế của đền thờ Nguyễn Cao ở Bắc Ninh

Mang trong mình diện mạo mới, đền thờ Nguyễn Cao được kỳ vọng sẽ trở thành điểm du lịch tâm linh hướng về nguồn cội, nơi nhân dân đến tưởng niệm, chiêm bái một danh nhân yêu nước...

Tọa lạc ở phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đền thờ Nguyễn Cao là nơi tôn thờ, tưởng niệm danh nhân Nguyễn Cao - nhà khoa bảng, nhà yêu nước trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ 19.
Nơi vinh danh nhà yêu nước lỗi lạc
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, danh nhân Nguyễn Cao tên thật là Nguyễn Thế Cao, còn gọi là “Quan Tán Cách Bi”, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, nay thuộc phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Từ nhỏ ông đã chăm chỉ học hành và sau này thi đậu giải nguyên khoa thi năm Đinh Mão (1867). Sau khi thi đỗ, Nguyễn Cao không ra làm quan ngay mà xin về quê mở trường dạy học, đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước.
Với tấm lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Cao đã đứng lên tập hợp dân chúng kéo về vùng ven Hà Nội chống Pháp. Năm 1886, ông về hoạt động ở vùng Mỹ Đức, Ứng Hòa (Hà Nội). Ngày 27/3/1887, giặc Pháp bắt được ông tại làng Kim Giang. Chúng đã tìm đủ mọi cách dụ dỗ nhưng ông đều cự tuyệt. Nguyễn Cao đã rạch bụng tuẫn tiết, giặc lại cho chạy chữa, nhưng ông lại cắn lưỡi nhổ máu vào mặt chúng mà chửi mắng.
Kien truc be the cua den tho Nguyen Cao o Bac Ninh
Toàn cảnh đền thờ Nguyễn Cao. Ảnh: Cổng TTĐT Thị xã Quế Võ.
Do không khuất phục được Nguyễn Cao, giặc Pháp đã chém đầu ông tại Vườn Dừa (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngày 14/4/1887, bêu đầu ở các phố để lung lạc ý chí của dân chúng. Ngay sau khi Nguyễn Cao mất, dân làng Cách Bi lập đền thờ phụng để tôn vinh, tưởng niệm ông.
Hàng năm tại đền thờ Nguyễn Cao, nhân dân mở hội vào ngày 21 tháng 3 (Âm lịch) - là ngày mất của danh nhân Nguyễn Cao. Vào ngày này, đội tế của thôn Cách Bi tổ chức tế lễ tại di tích rất trang nghiêm. Sau phần tế là phần hội được tổ chức với các trò như: đấu vật, cờ tướng… cùng các hoạt động văn hóa mới như thể dục dưỡng sinh, buổi tối tổ biểu diễn văn nghệ tại sân đền. Ngoài ra, tại di tích vào các ngày Mùng 1, ngày Rằm, ngày Tết Nguyên đán… dân làng thường ra đền tế lễ, thể hiện truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, biết ơn và tri ân với những người có công với dân với nước.
Đền thờ Nguyễn Cao đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 3211/QĐ – BT, ngày 12/12/1994.
Kiến trúc bề thế, ấn tượng, xứng đáng với tầm vóc danh nhân
Đền thờ Nguyễn Cao vốn được khởi dựng từ thời Nguyễn với quy mô nhỏ, ban đầu chỉ là một miếu thờ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đền bị phá hủy.
Năm 1992, đền được xây dựng lại, quy mô gồm hai tòa Tiền tế và Hậu cung tạo thành mặt bằng chữ Nhị. Tiền tế có kiến trúc “bình đầu bít đốc tay ngai cột trụ cánh phong”. Hậu cung nằm sau tòa Tiền tế qua một khoảng sân nhỏ, quy mô 1 gian, kết cấu kiểu “chồng diêm 2 tầng 8 mái”. Trong Hậu cung có bệ thờ xây gạch, trên đặt tượng Nguyễn Cao và các đồ thờ tự.
Năm 1999, đền được xây thêm cổng Nghi môn. Năm 2002, xây dựng lại tòa Tiền tế (sử dụng bộ khung gỗ tòa Tiền tế của Văn miếu Bắc Ninh), bộ khung cũ dựng làm nhà khách. Năm 2006, xây dựng lại Hậu cung. Năm 2017, xây dựng công trình phụ trợ và lát sân đền.
Kien truc be the cua den tho Nguyen Cao o Bac Ninh-Hinh-2
 Diện mạo mới của đền thờ Nguyễn Cao. Ảnh: Báo Bắc Ninh.
Để tương xứng với tầm vóc danh nhân Nguyễn Cao, UBND thị xã Quế Võ đã lập và đầu tư dự án xây dựng Khu đền thờ Nguyễn Cao mới tại vị trí cách đền cũ khoảng 150 m về phía Tây Bắc. Khu đền thờ mới có tổng diện tích 48.257m2, diện tích xây dựng khoảng 2.200m2, tổng mức đầu tư hơn 143 tỉ đồng. Các hạng mục xây dựng gồm Khu đền thờ chính; Nhà tả vu - hữu vu; Nghi môn ngoại - nội; Nhà bia... Ngoài ra còn có các hạng mục phụ trợ như nhà ăn, khu vệ sinh, nhà hóa lễ, sân đường nội bộ, cây xanh, điện chiếu sáng… Dự án được khởi công xây dựng ngày 24/12/2020 và đến nay đã khánh thành đưa vào sử dụng.
Mang trong mình diện mạo mới, đền thờ Nguyễn Cao được kỳ vọng sẽ trở thành điểm du lịch tâm linh hướng về nguồn cội, nơi nhân dân đến tưởng niệm, chiêm bái một danh nhân yêu nước, góp phần giáo dục các thế hệ mai sau noi gương sáng của tiền nhân để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, văn minh.

Đền thờ chim ưng chứa thông điệp bí ẩn tại Ai Cập

Các nhà khoa học phát hiện đền thờ chim ưng tại một thành phố cảng ở Ai Cập khiến họ đau đầu tìm lời giải.

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra một "đền thờ chim ưng" 1.700 năm tuổi, có chứa tượng của 15 con chim ưng không đầu cũng như một bia đá mô tả hai vị thần vô danh.

Bí ẩn kiến trúc đền thờ cổ, công nghệ mới phải ngả mũ thán phục

Có nhiều giả thuyết về quá trình xây dựng đền thờ Baalbek, từ việc sử dụng công nghệ tiên tiến của con người đến các giả thuyết liên quan đến người ngoài hành tinh hoặc các siêu văn minh cổ đại.

Bi an kien truc den tho co, cong nghe moi phai nga mu than phuc
Đền thờ Baalbek, nằm ở Thung lũng Bekaa của Liban, là một trong những di tích cổ đại đầy bí ẩn không thể sao chép được bởi công nghệ hiện đại. 

Tin mới