Kienlongbank “lao đao” vì nợ xấu: CT Lê Khắc Gia Bảo xoay sở thế nào?

(Kiến Thức) - Đứng trước tình hình “lao đao” vì nợ xấu, Kienlongbank do ông Lê Khắc Gia Bảo làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, liên tục chào bán cổ phiếu Sacombank thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại ngân hàng này để thu hồi nợ.

Kienlongbank “lao đao” vì nợ xấu: CT Lê Khắc Gia Bảo xoay sở thế nào?
Theo báo cáo tài chính quý 3/2020 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, KLB) do ông Lê Khắc Gia Bảo làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 144,6 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2019 do thu nhập lãi thuần sụt giảm và trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh 95% so với cùng kỳ, ở mức 83 tỷ đồng.
Kienlongbank “lao dao” vi no xau: CT Le Khac Gia Bao xoay so the nao?
Kienlongbank "lao đao" vì nợ xấu. (Ảnh minh họa). 
Tại ngày 30/9/2020, nợ xấu của Kienlongbank đột nhiên nhảy vọt lên 2.241 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm chủ yếu tới 2.133 tỷ đồng, ghi nhận tăng 792% so đầu kỳ. Trong số dư nợ có khả năng mất vốn này thì có 1.883 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ nhóm 5.
Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank vọt từ mức 1,02% của đầu kỳ lên tới 6,63%.
Đây được coi là chỉ số u ám trên bản báo cáo tài chính của Kienlongbank, dù ngày 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt 55.592 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng tăng 0,9% đạt 33.793 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 21,5% đạt 39.990 tỷ đồng.
Lý giải về con số nợ xấu “khủng” trên, lãnh đạo của Kienlongbank cho biết, trong số dư nợ có khả năng mất vốn nói trên bao gồm 1.895,7 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ có khả năng mất vốn theo quyết định 2595 của Ngân hàng Nhà nước ngày 18/12/2019 và các công văn khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, ở quý 1/2020, chỉ trong 3 tháng đầu năm, nợ xấu có khả năng mất vốn của Kienlongbank cũng tăng vọt từ 238,9 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 2.126,9 tỷ đồng vào thời điểm ngày 31/3/2020, tương đương mức tăng tới 790%.
Liên quan đến vấn đề này, từ 20/1 - 15/2/2020, Kienlongbank đăng ký chào bán 176.373.887 cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB), chiếm 9,36% vốn điều lệ của Sacombank, với giá 24.000 đồng/cổ phiếu để thu hồi nợ. Tuy nhiên, thời điểm đó do giá cổ phiếu STB trên sàn chứng khoán chỉ dao động quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu nên không có nhà đầu tư nào mua tài sản với giá cao hơn gấp đôi trên thị trường.
Đến tháng 2/2020, Kienlongbank thông báo lần 2 về chào bán tài sản đảm bảo là gần 176.4 triệu cổ phiếu của STB với giá khởi điểm 21,600 đồng/cp.
Đây là số cổ phiếu Sacombank thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại Kienlongbank nên ngân hàng này muốn rao bán để thu hồi nợ.
Trong lần chào bán đó, Kienlongbank hạ giá khởi điểm 21,600 đồng/cp, thấp hơn mức giá 24,000 đồng/cp ở lần thông báo trước đó. Tương ứng, tổng giá trị Kienlongbank dự kiến muốn thu về khoảng 3.810 tỷ đồng.
Ngân hàng kỳ vọng việc xử lý số cổ phiếu này trong năm 2020 sẽ giúp ngân hàng hồi phục trở lại với lợi nhuận cả năm dự kiến là 750 tỷ đồng, gấp hơn 8 lần năm 2019.
Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại đánh giá, Kienlongbank rất khó hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 khi thực tế nợ xấu tăng đột biến, trong khi kế hoạch kinh doanh 2020 lúc đầu chưa tính đến các ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế và khó khăn cho ngành ngân hàng.

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2019: Đổi ngôi ở nhóm đầu, KienLongBank rớt thảm

(Kiến Thức) - Lợi nhuận ngân hàng năm 2019 đã có sự đổi ngôi ở nhóm Vietinbank, BIDV và VPBank so với năm 2018. Bên cạnh đó là sự đi xuống đáng ngại của của KienLongBank.

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2019: Đổi ngôi ở nhóm đầu, KienLongBank rớt thảm

Vẫn còn 5 nhà băng chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2019, song đối với 19 ngân hàng đã công bố đều cho thấy bức tranh rất quan ngại từ Eximbank và KienLongBank. Tất nhiên, đó chỉ là những vệt sóng nhỏ trong bức tranh toàn cảnh của ngành ngân hàng năm 2019 đều hồ hởi báo lãi lớn với tốc độ tăng trưởng rất cao.

Vietcombank vẫn là nhà băng dẫn đầu về lợi nhuận ròng trong năm 2019 khi đạt tới mức đỉnh 18.514 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2018. Đóng góp vào sự tăng trưởng này của Vietcombank là nhờ hầu hết mảng kinh doanh tăng trưởng tích cực, trong đó đáng kể nhất là lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 49% khi đạt 3.378 tỷ đồng. Đồng thời trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm 8% còn 6.790 tỷ đồng.

Tháng 3, chọn ngân hàng có lãi suất cao nhất gửi tiền

Trong tháng 3/2020, các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất huy động ở mức cao. Trong đó, mức lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất hiện đang là 8,6%/năm, áp dụng tại Ngân hàng Nam Á ở kỳ hạn 24 tháng.

Tháng 3, chọn ngân hàng có lãi suất cao nhất gửi tiền

So sánh biểu lãi suất của 30 ngân hàng thương mại trong nước đầu tháng 3/2020 cho thấy, lãi suất tiết kiệm của kỳ hạn dưới 6 tháng đang được các ngân hàng niêm yết phổ biến ở mức 5%/năm, được giữ tương đối ổn định so với các tháng trước. Mức này cũng bằng trần lãi suất ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm của kỳ hạn dưới 6 tháng ở nhóm 4 "ông lớn" ngân hàng (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) và một số ngân hàng thương mại được niêm yết thấp hơn từ 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm.

Loạt ngân hàng giảm sâu lãi suất cho doanh nghiệp, cá nhân hứng chịu COVID-19

(Kiến Thức) - Nhiều ngân hàng xem xét miễn, giảm lãi tiền vay, miễn, giảm phí giao dịch... cho các khách hàng chịu tác động bởi COVID-19.
 

Loạt ngân hàng giảm sâu lãi suất cho doanh nghiệp, cá nhân hứng chịu COVID-19

Trong ngày 31/3, tại cuộc họp trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo NHNN đã đề nghị các NHTM giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức khoảng 2%/năm so với lãi suất cho vay trước khi xảy ra dịch bệnh.

Theo đó trong cuộc họp này, đại diện Vietcombank (HoSE: VCB) cho biết Ngân hàng đã có chính sách giảm lãi suất VND đối với tất cả doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch.

Tin mới