Kiểu người không nên ngâm chân kẻo phải đi cấp cứu

Theo bác sĩ, ngâm chân tuy đem lại cảm giác dễ chịu nhưng không phải ai cũng thích hợp. Với 5 kiểu người dưới đây, ngâm chân nước nóng có hại hơn có lợi.

Kiểu người không nên ngâm chân kẻo phải đi cấp cứu
Nhiều người có thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ, điều này không chỉ có tác dụng giảm mệt mỏi mà còn giúp ngủ ngon. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc ngâm chân, có nhiều điều cần chú ý, nếu ngâm chân không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ phải nhập viện.
Anh Trần Bác, 45 tuổi, ở Thượng Hải (Trung Quốc), mắc bệnh tiểu đường đã 13 năm, không uống thuốc thường xuyên, thỉnh thoảng hút vài điếu thuốc lá và uống một chút rượu.
Sau đợt rét, anh Trần Bác mua thùng về ngâm chân hàng ngày, ngâm chân khiến anh cảm thấy thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng anh luôn cảm thấy nhiệt độ nước không đủ nên cứ thêm nước nóng mãi.
Kieu nguoi khong nen ngam chan keo phai di cap cuu
Ảnh minh họa. 
Sau một thời gian, anh Trần Bác thấy xung quanh các ngón chân có mụn nước nhưng không đau nên lấy kim chọc vào mụn nước. Sau đó, vết thương trở nên to hơn, không chỉ tấy đỏ mà còn xuất hiện mủ, đi lại khó khăn, phải cấp cứu.
Khi kiểm tra tại bệnh viện, người ta thấy glycat máu cao, mỡ máu, huyết áp và các chỉ số khác của bệnh nhân đều tăng cao, cần được điều trị khẩn cấp nếu không các ngón chân có thể phải đối mặt với nguy cơ bị cắt cụt.
Người ta nói ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng tại sao có người ngâm chân lại phản tác dụng như anh Trần Bác?
Theo bác sĩ, ngâm chân tuy đem lại cảm giác dễ chịu nhưng không phải ai cũng thích hợp để làm việc này. Với 5 kiểu người dưới đây, ngâm chân nước nóng có hại hơn có lợi!
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý thần kinh, các dây thần kinh ngoại vi ở bàn chân không cảm nhận được nhiệt độ một cách nhạy cảm nên dễ bị bỏng. Ngoài ra, việc ngâm chân của bệnh nhân đái tháo đường còn dễ làm vùng da ở bàn chân bị tổn thương, nhiễm trùng.
Kieu nguoi khong nen ngam chan keo phai di cap cuu-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
2. Người bị tắc động mạch chi dưới
Đối với những bệnh nhân như vậy, ngâm chân nước nóng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cục bộ động mạch chi dưới, trường hợp nặng chân và bàn chân sẽ chuyển sang màu xanh đen, thậm chí hoại tử.
3. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Các mạch máu bề mặt của người bệnh luôn trong tình trạng áp lực cao, ngâm chân nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu ở cẳng chân và bàn chân, khiến máu khó hồi lưu, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn cục bộ, dẫn đến tình trạng giãn nở trầm trọng hơn, suy tĩnh mạch.
4. Bệnh nhân bị nấm da chân và các bệnh ngoài da khác
Ngâm chân nước nóng cho bệnh nhân mắc bệnh ngoài da có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, ngâm vùng chân có da bị tổn thương trong nước nóng sẽ làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
5. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Ngâm chân nước nóng sẽ tập trung máu nhiều hơn xuống các chi dưới, người bệnh dễ bị thiếu máu tạm thời lên não và tim gây chóng mặt, hồi hộp, tức ngực và các cảm giác khó chịu khác.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Nguồn video: THĐT

Ngâm chân nước nóng thế nào để cả đời không lo bệnh tật?

Vì bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Trong y học cổ truyền, ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng, mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Ngâm chân nước nóng thế nào để cả đời không lo bệnh tật?

Ths. BS Nguyễn Xuân Giao (Trưởng khoa Đông y thực nghiệm, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương) cho biết: Ngâm chân là một kinh nghiệm được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông. Điều này lý giải tại sao vua Vua chúa quan lại (Vương tôn quý tộc) lại thường xuyên ngâm chân trước khi đi ngủ. Từ thực tiễn cuộc sống những người bị cước chân, đau tức chân vẫn thường được khuyên là ngâm chân nước nóng với muối hoặc một số vị thuốc Y học cổ truyền như lá lốt, ngải cứu để chữa phong tê thấp ở người già.

Trong Đông y đôi bàn chân được mệnh danh là trái tim thứ 2 của cơ thể vì nó là vị trí của rất nhiều huyệt đạo quan trọng. Khi ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất. Đất thuộc âm (-), lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…

Đặc biệt là phụ nữ sau sinh, dương khí hao tổn suy yếu rất dễ bị bệnh khi gặp âm tà (do ẩm thấp). Âm tất thắng dương. Điều này cũng lý giải vì sao ở Việt Nam, phụ nữ sau sinh thường đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 3 tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.

Ngam chan nuoc nong the nao de ca doi khong lo benh tat?
Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể. Ảnh minh họa: Internet. 
Cải thiện trí não và tinh thần
Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Tăng cường thể chất
Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.
Ngoài ra, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Chữa trị các bệnh mãn tính
Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Ngam chan nuoc nong the nao de ca doi khong lo benh tat?-Hinh-2
Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Ảnh minh họa: Internet. 
Giảm chứng mất ngủ
Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
Trị bệnh ngoài da
Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
Khử mùi hôi chân
Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.
Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày... đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Ngâm ngập cổ chân là nguyên tắc phải tuân thủ
Khi ngâm chân một điều hết sức chú ý là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đó là vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bang quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can).
Đồng thời bàn chân là nơi có rất nhiều các huyệt nguyên, huyệt tỉnh của các đường kinh thường nằm xung quanh cổ chân và ngón tay. Huyệt tỉnh là nơi khởi nguồn của dương khí, huyệt nguyên là nơi hội tụ dương khí.
Ngam chan nuoc nong the nao de ca doi khong lo benh tat?-Hinh-3
Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Ảnh minh họa: Internet. 

Vì vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Bởi vì mỗi đường kinh thúc đẩy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chức năng của một tạ phủ nhất định: can chủ cân (nuôi dưỡng gân cơ); thận chủ cốt (nuôi dưỡng về xương tủy), tỳ chủ về cơ nhục. Vì vậy, khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động tốt nên nó không chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh rất hiệu quả.

Ngâm chân thế nào để phát huy tác dụng:

1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.

2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.

Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người

Ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với một số người mắc bệnh dưới đây cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người
Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như "trái tim thứ hai" của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Ngam chan mua dong rat tot nhung van dai ky voi mot so nguoi
Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người cần tránh. 
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông máu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.
Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm chân ra sao để có được hiệu quả nhất.
Viêm khớp dạng thấp
Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân
Người bị suy giãn tĩnh mạch
Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40℃.
Người bị bệnh gút
Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ máu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.
Bệnh nhân tiểu đường
Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da.
Người có huyết áp thấp
Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông máu, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ nhỏ
Đối với các em, đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.
Cách ngâm chân hiệu quả
Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42℃
Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối
Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.
Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân
– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.
– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.
– Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
– Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.
– Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.
Thời gian ngâm chân
Thời gian ngâm chân tối đa 30~45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn
Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:
– Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên.
Tác dụng: Rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.
– Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng.
Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.
Tác dụng: Giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.
– Bạn cũng có thể gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.
Tác dụng: Tốt cho những người mắc bệnh tuyến tiền liệt.

Làm việc này để thư giãn, người phụ nữ đột tử lúc nửa đêm

Ngâm chân nước ấm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng thích hợp áp dụng liệu pháp trị bệnh này, bất chấp có thể gây hại, thậm chí mất mạng.

Làm việc này để thư giãn, người phụ nữ đột tử lúc nửa đêm
Lam viec nay de thu gian, nguoi phu nu dot tu luc nua dem
 Ngâm chân nước ấm là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến. Ngâm chân đúng cách giúp đả thông kinh mạch, loại bỏ huyết ứ, kích hoạt các tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. (Ảnh minh họa)

Tin mới