Kinh doanh nước sạch lãi "khủng" hơn cả điện?

Cung cấp nước sạch cho dân cư đô thị đang mang lại cho các doanh nghiệp hàng trăm tỷ doanh thu mỗi năm, cùng với đó là biên lãi gộp cao hơn nhiều các ngành dịch vụ khác.
 

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hệ thống cấp nước khu vực đô thị Hà Nội hiện cung cấp cho 12 quận nội thành với quy mô khoảng 3,7 triệu người. Ngoài nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt được bổ sung thêm từ nhà máy nước sông Đà và nhà máy nước sông Đuống.
Hiện nay, hầu hết dân cư khu vực thành thị đều sử dụng nguồn nước sinh hoạt thông qua các công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn. Trong đó, nước sạch khu vực Hà Nội hiện được cung cấp chính bởi 5 công ty Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawacom); Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông; Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco); Công ty CP nước mặt sông Đuống; và Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco).
Với khu vực TP.HCM, hiện Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đang là doanh nghiệp cung cấp nước sạch lớn nhất thông qua các công ty con gồm Công ty CP cấp nước Chợ Lớn; Công ty CP Cấp nước Nhà Bè; Công ty CP Cấp nước Thủ Đức; Công ty CP Cấp nước Gia Định…
Kinh doanh nuoc sach lai
Người dân một số khu vực Hà Nội đang sống trong cảnh thiếu nước sạch. Ảnh: Việt Linh. 
Bán nước lãi hơn bán điện
Trong khi biên lãi gộp của hoạt động sản xuất và cung cấp điện từ các doanh nghiệp đầu ngành như EVN, Cơ điện lạnh REE, hay các công ty nhiệt điện lớn... hiện vào khoảng 10-15%, thì các doanh nghiệp cung cấp nước sạch đang có biên lãi gộp cao gấp nhiều lần.
Cụ thể, hoạt động duy nhất trong lĩnh vực cung cấp nước sạch cho người dân khu vực Tây Nam Hà Nội, mỗi năm Công ty Nước sạch Sông Đà đều thu về hàng trăm tỷ đồng doanh thu, cùng biên lãi gộp hơn 50% mỗi năm.
Trong năm 2018, mảng cung cấp nước mang về cho Nước sạch Sông Đà 469 tỷ đồng doanh thu cùng biên lãi gộp lên tới 57,1%, tỷ suất này cũng được duy trì ở mức 56,8% trong 6 tháng đầu năm nay.
Nhờ biên lãi gộp cao, 4 năm gần nhất lợi nhuận ròng của Nước sạch Sông Đà đều đạt trên 100 tỷ mỗi năm. Riêng 2018, công ty thu về khoản lợi nhuận cao kỷ lục đạt 219 tỷ đồng.
Ngoài Nước sạch Sông Đà, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội và Nước sạch số 3 Hà Nội hiện cũng có biên lãi gộp lần lượt đạt 48,3% và 43,4%.
Kinh doanh nuoc sach lai
 
Đáng chú ý, so với các doanh nghiệp nước sạch trong TP.HCM, các doanh nghiệp tại Hà Nội hiện cũng có biên lợi nhuận gộp cao hơn.
Doanh nghiệp nước sạch Hà Nội lãi vượt trội
Theo đó, nhóm công ty nước sạch tại TP.HCM hiện có biên lãi gộp khoảng 30%/năm. Trong đó, Cấp nước Nhà Bè năm 2018 ghi nhận 642 tỷ doanh thu, biên lãi gộp đạt 29,4% mang về 189 tỷ đồng lãi gộp. Công ty Cấp nước Thủ Đức cùng năm ghi nhận 760 tỷ doanh thu và biên lãi gộp 31,3%, tương tự là Cấp nước Gia Định với biên lãi gộp đạt 37,2%...
Với Công ty Cấp nước Chợ Lớn - doanh nghiệp nước sạch với doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm của TP.HCM. Công ty này chỉ ghi nhận biên lãi gộp khoảng 7% trong năm 2018. Tuy nhiên, tỷ suất lãi gộp thấp được ban lãnh đạo công ty lý giải có nguyên nhân từ tỷ lệ thất thoát nước không rõ nguyên nhân cao, cùng nhiều chi phí phát sinh ngoài dự kiến khiến hiệu quả kinh doanh của công ty gặp khó khăn.
Tuy vậy, Cấp nước Chợ Lớn cũng là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành sở hữu biên lãi gộp dưới 20%. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nước sạch tại các địa phương hiện nay cũng đang hoạt động rất hiệu quả.
Kinh doanh nuoc sach lai
 
Như Công ty Nước sạch Bắc Giang với hoạt động chính cung cấp nước cho dân cư đô thị tại thành phố Bắc Giang và một số vùng lân cận. Trong năm 2018, nhà cung cấp nước này bán được 122 tỷ đồng doanh thu, sau khi trừ giá vốn, công ty thu về 47 tỷ đồng lãi gộp, tương đương biên lợi nhuận gộp 38,5%. Nửa đầu năm 2019, công ty này cũng ghi nhận biên lãi gộp ở mức 33,4%.
Tương tự, Công ty Nước sạch Bắc Ninh - nhà cung cấp nước sạch lớn nhất thành phố Bắc Ninh năm 2018 cũng ghi nhận 142 tỷ đồng doanh thu, tăng 75% so với năm 2017. Hoạt động này mang về cho công ty 31 tỷ đồng lãi gộp, tăng 55%. Với biên lãi gộp đạt 21,8%, Nước sạch Bắc Ninh thu về 25 tỷ lãi ròng sau thuế năm 2018. Trong những năm trước đó, dù không có doanh thu cao vượt trội, nhà cung cấp nước này vẫn đều đặn thu về hàng chục tỷ tiền lãi mỗi năm.
6 tháng đầu năm qua công ty này cũng đã thu về thêm 74 tỷ đồng doanh thu và 14 tỷ đồng lãi sau thuế.

Video: Cận cảnh những “trái bầu khô” tiền tỷ ở Quảng Trị

Người dân ở Quảng Trị gọi những công trình cấp nước sạch không hoạt động được là những "trái bầu khô" tiền tỷ.
    

Trong 202 công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có đến 51 công trình không hoạt động (chiếm 25,25%), 48 công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả (chiếm 23,76%), gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng.

Đã tìm ra nguyên nhân khiến nước máy Hà Nội bốc mùi lạ

(Kiến Thức) - Sáng 14/10, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, đã tìm ra nguyên nhân khiến nước sạch từ nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp cho nhiều hộ dân tại Hà Nội có mùi lạ là do bị dính dầu.

Theo ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nguyên nhân khiến nước sạch từ nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp cho nhiều hộ dân tại Hà Nội có mùi lạ là do bị dính dầu.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho biết, một con suối chảy qua xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) xuất hiện rất nhiều dầu. Đáng chú ý, con suối này cách kênh dẫn nước của nhà máy nước sạch sông Đà chỉ 800m.

Da tim ra nguyen nhan khien nuoc may Ha Noi boc mui la
Trong kênh dẫn nước từ đầu nguồn vào nhà máy nước sạch sông Đà có dầu thải.

Đêm ngày 8, rạng sáng 9/10, tại Hòa Bình có mưa lớn, lượng dầu lớn bị đổ trộm xuống khe núi đã tràn xuống con suối nói trên, sau đó chảy ra kênh dẫn nước, nơi đặt nhà máy nước sạch sông Đà.

Hiện tại, toàn bộ số dầu đã được công nhân thu gom. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cũng đã lấy mẫu nước để đi kiểm tra.

Trước đó, Công ty Viwasupco vừa có văn bản trả lời về chất lượng nước sạch gửi đến Công ty cổ phần Viwaco - đơn vị mua nước của Công ty Viwasupco, sau đó phân phối cho người dân.

Theo đó, Công ty Viwasupco cho rằng, việc kiểm tra chất lượng nước có thể sẽ cần khoảng thời gian nhất định.

“Công ty Viwasupco hy vọng sớm nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch của cơ quan chức năng và công ty sẽ thông báo luôn tới Quý Công ty khi chúng tôi có được kết quả kiểm tra để Quý Công ty thông tin tới khách hàng” – văn bản của Viwasupco nêu rõ.

Theo đại diện của Viwaco cho biết, trong văn bản trả lời, công ty Viwasupco không đưa ra khuyến cáo hay thời hạn cung cấp kết quả xét nghiệm nguồn nước cho khách hàng.

Mời qúy vị độc giả xem video: Nước máy Hà Nội bốc mùi lạ

 
Như Kiến Thức đã phản ánh, những ngày qua, nhiều người dân sống tại khu đô thị Linh Đàm, chung cư Kim Văn - Kim Lũ và các khu dân cư ở Hoàng Mai, Thanh Trì, Nam Từ Liêm... hoang mang khi nhận thấy rõ mùi khét khó chịu như mùi nhựa cháy trong nước sinh hoạt của gia đình. Sang đến những ngày sau, nước có mùi khét nồng nặc như mùi nhựa cháy.

Rất nhiều người dân Hà Nội đang dùng nước sạch sông Đà phải chuyển qua mua nước đóng bình để sử dụng. Không ít gia đình phải sơ tán về quê hoặc đến nhà người thân ở vùng không dùng nước sạch sông Đà để ở nhờ.

Ngày 11/10, đoàn liên ngành TP.Hà Nội gồm Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP và các đơn vị cung cấp nước sạch sông Đà đã đi kiểm tra, lấy mẫu nước tại ba địa điểm: Trạm bơm tăng áp Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); bể chứa trung gian tại huyện Thạch Thất; và tại Nhà máy nước sông Đà (tỉnh Hoà Bình).

Ngày 12/10 - tức sau 2 ngày người dân phản ánh về việc nước sạch có mùi lạ, nhân viên chăm sóc khách hàng của Công ty Viwaco cho biết đơn vị đã gửi văn bản tới Công ty Viwasupco về hiện tượng trên để có biện pháp xử lý nhưng chưa nhận được văn bản trả lời. Tuy nhiên, nêu tại văn bản trả lời Viwaco, công ty Viwasupco cho biết, ngay trong ngày 10/10, công ty này đã gửi văn bản phúc đáp và đề nghị phía Viwaco cử cán bộ phối hợp lấy mẫu nước tại điểm cấp nước giữa hai bên để tiến hành kiểm tra chất lượng nước cấp.

Cũng theo Công ty Viwasupco, trong sáng ngày 11/10, các bên đã tổ chức lấy mẫu tại điểm cấp nước đồng hồ DN1200 BigC. Chiều ngày 11/10, công ty đã mời đại diện Sở Y tế, Sở Xây dựng, Trung tâm y tế dự phòng cùng đại diện các khách hàng đến nhà máy, trạm bơm và bể chứa hiện tại của công ty tiến hành công tác vận hành, lấy các mẫu nước và tiến hành thử nghiệm chất lượng nước.

Theo một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội, theo quy trình xét nghiệm bình thường cần 10 ngày làm việc để có được kết quả xét nghiệm mẫu nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà, nếu nhanh sẽ có kết quả xét nghiệm trước 7 ngày.

Được biết, các khu vực trên đều đang sử dụng nguồn nước sạch sông Đà từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà. Công ty hiện cung cấp nước cho hơn 100.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội.

Tin mới