Kinh doanh sụt giảm trước khi Kichi-Kichi, Gogi đóng cửa 39 chi nhánh

Giai đoạn 2020-2021, kết quả kinh doanh của Golden Gate bắt đầu sụt giảm, thậm chí năm 2021 lần đầu tiên doanh nghiệp này ghi nhận lỗ 431 tỷ đồng.

Kinh doanh sụt giảm trước khi Kichi-Kichi, Gogi đóng cửa 39 chi nhánh

HĐQT Công ty CP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa phê duyệt chấm dứt hoạt động 39 chi nhánh của Công ty tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

Thời gian cụ thể triển khai việc chấm dứt hoạt động của từng chi nhánh được giao cho Chủ tịch HĐQT hoặc người được Chủ tịch HĐQT ủy quyền.

Kinh doanh sut giam truoc khi Kichi-Kichi, Gogi dong cua 39 chi nhanh
 Kichi - Kichi một chuỗi nhà hàng lẩu băng chuyền của Golden Gate - Ảnh: Kichi.com.vn

Tìm hiểu cho thấy, Golden Gate được thành lập từ năm 2005, bởi 3 doanh nhân là: Đào Thế Vinh, Nguyễn Xuân Tường và Trần Việt Trung.

Golden Gate được thành lập với vốn điều lệ là 32 tỷ đồng và mua lại tài sản của Công ty CP dịch vụ thương mại Hoàng Thành. Ngành nghề kinh doanh của Golden Gate là cung cấp dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm đó, Golden Gate sở hữu số lượng gồm 06 nhà hàng lẩu nấm đầu tiên tại Việt Nam dưới thương hiệu Ashima. Trong đó có 03 nhà hàng tại Hà Nội và 03 nhà hàng tại TP HCM.

Năm 2009, thương hiệu thứ hai của Golden Gate chính thức được khai trương với tên gọi Kichi – Kichi là chuỗi nhà hàng kinh doanh lẩu băng chuyền. Cùng thời điểm này Golden Gate tăng vốn điều lệ lên 51,53 tỷ đồng từ nguồn vốn thặng dư vốn cổ phần.

Năm 2010, Golden Gate phát triển thêm thương hiệu thứ ba là Sumo BBQ, với nhà hàng đầu tiên đặt tại Hà Nội.

Trong các năm 2012, 2013 Golden Gate ghi nhận gia tăng một số thương hiệu như Vuvuzela, Darum, Ba con Cừu, 37th Street và Isushi, Gogi House, Icook.

Tới nay Golden Gate sở hữu hơn 22 thương hiệu cùng gần 400 nhà hàng đa phong cách trên 40 tỉnh thành, phục vụ 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm.

Tính đến năm 2021, Golden Gate có 8 công ty con là: Công ty CP Golden Sakura, Công ty TNHH Tân Phong – Lại Yên, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Cổng Vàng, Công ty TNHH Golden Gate Franchise, Công ty CP The Concept House, Công ty TNHH MTV The Coffe Inn, Công ty TNHH Đầu tư Tây Hồ - Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Golden Gate Red Hots.

Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2012-2019, Golden Gate đạt chỉ số kinh doanh cực kỳ ấn tượng: doanh thu tăng gấp 16 lần từ hơn 300 tỷ lên 4.776 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6,4 lần lên 255 tỷ đồng.

Tuy nhiên từ năm 2020, 2021 kết quả kinh doanh của Golde Gate bắt đầu sụt giảm. Đặc biệt năm 2021, do ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, Golden Gate phải đóng cửa 1/3 thời gian hoạt động, lần đầu tiên doanh nghiệp này lỗ 431 tỷ đồng.

Để thực hện các chương trình, dự án đầu tư và tăng quy mô hoạt động, Golden Gate cũng đã phát hành trái phiếu vào tháng 8/2021, với tổng khối lượng vốn huy động là 493,7 tỷ đồng.

Năm 2022, Golden Gate đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.878 tỷ đồng, tăng 107,3% so với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế là 375 tỷ đồng sau khi công ty có thêm sự tham gia của nhóm cổ đông từ Singapore.

Tính đến ngày 31/12/2021 HĐQT của Golden Gate gồm 5 người gồm: ông Trần Việt Trung (Chủ tịch), ông Đào Thế Vinh, ông Nguyễn Xuân Tường, ông Thomas Lanyi, ông Carl Rodrigues.

“Chủ” BĐS Cổng Vàng “bánh vẽ” dự án ma Golden Lake Hòa Lạc là ai?

(Kiến Thức) - Mặc dù đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, không được cơ quan chức năng phê duyệt dự án, nhưng thời gian qua bất động sản Cổng Vàng vẫn “bánh vẽ” dự án “ma” Golden Lake Hòa Lạc “lòe” khách hàng.

“Chủ” BĐS Cổng Vàng “bánh vẽ” dự án ma Golden Lake Hòa Lạc là ai?
Như Kiến Thức đã phản ánh ở bài viết trước, sự việc Công ty CP đầu tư bất động sản Cổng Vàng (viết tắt là Công ty Cổng Vàng) “bánh vẽ” siêu dự án “ma" Golden Lake Hòa Lạc tại xã Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) theo kiểu Alibaba đang gây xôn xao dư luận.
Cùng với thông tin trên, dư luận đặt câu hỏi: Không biết “chủ” bất động sản Cổng Vàng là ai mà dám biến đất trồng cây lâu năm được quy hoạch xây dựng trung tâm dưỡng lão thành dự án Golden Lake Hòa Lạc “lòe” khách hàng?. Có phải Công ty Cổng Vàng “bánh vẽ” dự án “ma” Golden Lake Hòa Lạc để bán đất nền trên giấy?.

Chủ hương hiệu King BBQ thua lỗ thế nào trước khi bị tố "quỵt" nợ?

(Kiến Thức) - Năm 2020, Redsun gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 còn năm 2019, doanh nghiệp này chịu lỗ 7,5 tỷ.

Chủ hương hiệu King BBQ thua lỗ thế nào trước khi bị tố "quỵt" nợ?
Mới đây, thông tin một nhóm người tụ tập, treo biển trước Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ (Redsun), yêu cầu công ty này thanh toán công nợ cho các nhà cung cấp đã gây xôn xao dư luận. Redsun vốn được biết đến là một ông lớn trong ngành F&B, sở hữu hàng loạt thương hiệu và nhà hàng từ lẩu, nướng như King BBQ, ThaiExpress, Hotpot Story,...

Golden Gate làm ăn sao trước khi Chủ tịch Đào Thế Vinh bán 32 triệu USD cổ phần?

Năm 2020, Golden Gate ghi nhận 4.558,7 tỉ đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, Golden Gate ghi nhận doanh thu tăng 12% so với cùng kỳ năm

Golden Gate làm ăn sao trước khi Chủ tịch Đào Thế Vinh bán 32 triệu USD cổ phần?
Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) được thành lập từ năm 2005, là chủ sở hữu hơn 20 thương hiệu nhà hàng nổi tiếng như Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi-Kichi, Hutong, Gogi House…
Năm 2020, chịu tác động bởi COVID-19, doanh thu Golden Gate lần đầu sụt giảm mạnh, ghi nhận doanh thu thuần là 4.558,7 tỉ đồng, tương đương gần 12,5 tỉ đồng mỗi ngày; lãi sau thuế đạt 64,6 tỉ đồng, giảm tới 80% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành 43% kế hoạch năm.

Tin mới