Kinh hãi món ngon kịch độc, thực khách vừa ăn vừa run

Kinh hãi món ngon kịch độc, thực khách vừa ăn vừa run

Món ngon kịch độc chứa độc có thể khiến thực khách bỏ mạng. Vậy nhưng, nhiều người bất chấp sự nguy hiểm để thưởng thức mỹ vị nhân gian.

Xem toàn bộ ảnh
Cá nóc. Cá nóc có thể chế biến nhiều món song sushi cá nóc luôn được giới sành ăn săn đón, giá luôn ở mức “trên trời”. Được yêu thích là vậy song cá nóc lại tiềm ẩn mối nguy chết người. Thật vậy, buồng trứng, ruột và gan cá nóc chứa tetrodotoxin – một chất độc thần kinh nguy hiểm gấp 1.200 lần so với xyanua. (Ảnh minh họa)
Cá nóc. Cá nóc có thể chế biến nhiều món song sushi cá nóc luôn được giới sành ăn săn đón, giá luôn ở mức “trên trời”. Được yêu thích là vậy song cá nóc lại tiềm ẩn mối nguy chết người. Thật vậy, buồng trứng, ruột và gan cá nóc chứa tetrodotoxin – một chất độc thần kinh nguy hiểm gấp 1.200 lần so với xyanua. (Ảnh minh họa)
Một lượng độc tố tetrodotoxin nhỏ hơn đầu cây kim có thể gây chết người. Một con cá có đủ chất độc để giết chết 30 người. Nếu chế biến không đúng cách, cá nóc có thể làm tê liệt dây thần kinh vận động và gây ngừng thở dẫn đến tử vong.
Một lượng độc tố tetrodotoxin nhỏ hơn đầu cây kim có thể gây chết người. Một con cá có đủ chất độc để giết chết 30 người. Nếu chế biến không đúng cách, cá nóc có thể làm tê liệt dây thần kinh vận động và gây ngừng thở dẫn đến tử vong.
Các đầu bếp phải trải qua nhiều năm đào tạo mới được giấy phép chế biến cá nóc; bất chấp những biện pháp phòng ngừa, hàng năm có rất nhiều người chết vì món ngon kịch độc này.
Các đầu bếp phải trải qua nhiều năm đào tạo mới được giấy phép chế biến cá nóc; bất chấp những biện pháp phòng ngừa, hàng năm có rất nhiều người chết vì món ngon kịch độc này.
Rượu ngải cứu kém chất lượng. Rượu ngải cứu được làm từ nguyên liệu chính là lá ngải cứu trộn với hồi xanh, do người Thụy Sĩ phát minh vào thế kỉ 18. Từng có thời gian, rượu ngải cứu bị cấm vì tin đồn rượu gây ảo giác. Năm 2007, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đối với loại rượu mạnh này.
Rượu ngải cứu kém chất lượng. Rượu ngải cứu được làm từ nguyên liệu chính là lá ngải cứu trộn với hồi xanh, do người Thụy Sĩ phát minh vào thế kỉ 18. Từng có thời gian, rượu ngải cứu bị cấm vì tin đồn rượu gây ảo giác. Năm 2007, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đối với loại rượu mạnh này.
Mặc dù không gây ảo giác nhưng chất thujone có trong ngải cứu có thể gây co giật, suy thận, suy nhược cơ, run, chóng mặt, ác mộng và một số tình trạng khác. Rượu ngải cứu được chưng cất đảm bảo không chứa thujone. Tuy nhiên, không ít sản phẩm kém chất lượng vẫn có mặt trên thị trường.
Mặc dù không gây ảo giác nhưng chất thujone có trong ngải cứu có thể gây co giật, suy thận, suy nhược cơ, run, chóng mặt, ác mộng và một số tình trạng khác. Rượu ngải cứu được chưng cất đảm bảo không chứa thujone. Tuy nhiên, không ít sản phẩm kém chất lượng vẫn có mặt trên thị trường.
Casu Marzu. Casu Marzu là loại pho mát rất được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý. Casu Marzu được làm từ loại pho mát sữa cừu có tên là Pecorino. Cụ thể, người ta sẽ cấy giòi vào Pecorino thông qua những con ruồi Piophila casei.
Casu Marzu. Casu Marzu là loại pho mát rất được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý. Casu Marzu được làm từ loại pho mát sữa cừu có tên là Pecorino. Cụ thể, người ta sẽ cấy giòi vào Pecorino thông qua những con ruồi Piophila casei.
Casu Marzu chỉ ăn được khi giòi còn sống. Do vậy, ngoài mùi khó ngửi, Casu Marzu còn khiến nhiều người ái ngại bởi những chú giòi ngoe nguẩy. Điều đáng bàn, rất nhiều trường hợp ngộ độc Casu Marzu khiến nó bị cấm ở Ý. Bất chấp điều này, nhiều người sẵn sàng tới chợ đen để mua về thưởng thức.
Casu Marzu chỉ ăn được khi giòi còn sống. Do vậy, ngoài mùi khó ngửi, Casu Marzu còn khiến nhiều người ái ngại bởi những chú giòi ngoe nguẩy. Điều đáng bàn, rất nhiều trường hợp ngộ độc Casu Marzu khiến nó bị cấm ở Ý. Bất chấp điều này, nhiều người sẵn sàng tới chợ đen để mua về thưởng thức.
Sứa Echizen Kurage. Sứa Echizen Kurage còn có tên khoa học là Nemopilema nomurai. Đây là loài sứa rất lớn, có kích thước cùng nhóm với sứa sư tử, đồng thời cũng là một trong những loài sứa lớn nhất trên thế giới. Dù không được đánh giá cao về dinh dưỡng song sứa Echizen Kurage có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng, dù được xếp vào danh sách những món ngon kịch độc song thực khách vẫn lùng mua.
Sứa Echizen Kurage. Sứa Echizen Kurage còn có tên khoa học là Nemopilema nomurai. Đây là loài sứa rất lớn, có kích thước cùng nhóm với sứa sư tử, đồng thời cũng là một trong những loài sứa lớn nhất trên thế giới. Dù không được đánh giá cao về dinh dưỡng song sứa Echizen Kurage có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng, dù được xếp vào danh sách những món ngon kịch độc song thực khách vẫn lùng mua.
Điều khiến sứa Echizen Kurage bị xếp vào danh sách món ăn kịch độc là do chất glycoalkaloid trong chúng. Khi đi vào cơ thể, chất này gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, trường hợp nặng có thể hôn mê và tử vong. Các đầu bếp được đào tạo bài bản mới có thể loại bỏ độc tố trong chúng song không ít người thừa nhận vừa dùng vừa run.
Điều khiến sứa Echizen Kurage bị xếp vào danh sách món ăn kịch độc là do chất glycoalkaloid trong chúng. Khi đi vào cơ thể, chất này gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, trường hợp nặng có thể hôn mê và tử vong. Các đầu bếp được đào tạo bài bản mới có thể loại bỏ độc tố trong chúng song không ít người thừa nhận vừa dùng vừa run.
Thịt ễnh ương Namibian. Một số quốc gia tại châu Phi rất chuộng thịt ếch, đặc biệt là ếch đực Namibia căng mọng, thịt mẩy. Điều đáng sợ là thịt loại lưỡng cư này chứa chất độc. Chất độc có ở ếch non chưa giao phối. Tiêu thụ chất này, bạn có thể đối diện tình trạng suy thận, thậm chí là tử vong.
Thịt ễnh ương Namibian. Một số quốc gia tại châu Phi rất chuộng thịt ếch, đặc biệt là ếch đực Namibia căng mọng, thịt mẩy. Điều đáng sợ là thịt loại lưỡng cư này chứa chất độc. Chất độc có ở ếch non chưa giao phối. Tiêu thụ chất này, bạn có thể đối diện tình trạng suy thận, thậm chí là tử vong.
Hakarl. Hakarl được làm từ thịt cá mập, là món ăn truyền thống của Iceland. Thịt cá mập được xử lý và phơi khô trong khoảng 3-5 tháng. Quá trình này nhằm mục đích trung hòa ure và trimethylamine oxit cao trong thịt cá mập. Trường hợp thịt không được làm khô đúng cách, người ăn có thể bị ngộ độc dẫn tới nôn mửa, rối loạn đường ruột, ảnh hưởng thần kinh.
Hakarl. Hakarl được làm từ thịt cá mập, là món ăn truyền thống của Iceland. Thịt cá mập được xử lý và phơi khô trong khoảng 3-5 tháng. Quá trình này nhằm mục đích trung hòa ure và trimethylamine oxit cao trong thịt cá mập. Trường hợp thịt không được làm khô đúng cách, người ăn có thể bị ngộ độc dẫn tới nôn mửa, rối loạn đường ruột, ảnh hưởng thần kinh.
Không chỉ nguy hiểm, Hakarl còn khiến nhiều người thốt lên đây là “thứ tồi tệ nhất, ghê tởm nhất và mùi khủng khiếp nhất”.
Không chỉ nguy hiểm, Hakarl còn khiến nhiều người thốt lên đây là “thứ tồi tệ nhất, ghê tởm nhất và mùi khủng khiếp nhất”.
Bạch tuộc sống. Sannakji là món ăn độc đáo tại Hàn Quốc. Nguyên liệu món ăn là những chú bạch tuộc con còn sống, để nguyên con hoặc cắt xúc tu thành từng miếng, tẩm ướp gia vị rồi thưởng thức. Ăn bạch tuộc sống rất thú vị song tiềm ẩn nguy cơ nghẹt thở đến chết. Nguyên nhân bởi những xúc tu vẫn hoạt động của bạch tuộc có thể bám vào cổ họng gây ngạt.
Bạch tuộc sống. Sannakji là món ăn độc đáo tại Hàn Quốc. Nguyên liệu món ăn là những chú bạch tuộc con còn sống, để nguyên con hoặc cắt xúc tu thành từng miếng, tẩm ướp gia vị rồi thưởng thức. Ăn bạch tuộc sống rất thú vị song tiềm ẩn nguy cơ nghẹt thở đến chết. Nguyên nhân bởi những xúc tu vẫn hoạt động của bạch tuộc có thể bám vào cổ họng gây ngạt.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn video: THĐT)

GALLERY MỚI NHẤT