Xem toàn bộ ảnh
Trong số những tên lửa đạn đạo mạnh nhất hiện nay, cái tên UGM-113 Trident II được nhắc đến hàng đầu. Mang trong mình sức công phá khủng khiếp với hàng chục đầu đạn có thể tấn công độc lập cùng khả năng tấn công cực kỳ chính xác, Trident II là nỗi lo lắng của người Nga. Nguồn ảnh: Lockheed Martin |
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II-D5 đứng trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo khủng khiếp nhất thế giới. Trident-II có ưu điểm vượt trội là cực kỳ chính xác. Nguồn ảnh: DefenseWorld |
Với sai số mục tiêu chỉ ở khoảng 120m. Một khi được trang bị đầy đủ, một tên lửa đạn đạo Trident II có thể mang tới 14 đầu đạn, đem đến sức tấn công đáng sợ. Nguồn ảnh: DefenseWorld |
Những phiên bản đầu tiên của loại tên lửa này được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào giữa thập niên 1980. Chúng chính thức đi vào phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ vào năm 1990. Nguồn ảnh: Defense |
UGM-133 Trident II có trọng lượng lên tới 59 tấn. Tuy rất nặng nhưng chúng không phải là tên lửa hạt nhân nặng nhất, nhiều tên lửa hạt nhân trước đó của Nga và Mỹ còn nặng gấp đôi tên lửa Trident II. Nguồn ảnh: Lockheed Martin |
Tên lửa hạt nhân đòi hỏi trình độ kỹ thuật chế tạo tinh vi nên không khó hiểu khi đơn giá mỗi quả tên lửa lên tới hơn 37 triệu USD. Nguồn ảnh: Indian Defence Forum |
Tên lửa có chiều dài 13,5m, đường kính lên tới 2,1m. Những quả tên lửa hạt nhân khủng khiếp này có thể mang từ 8-12 thậm chí một số phiên bản đặc biệt mang tới 14 đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Lockheed Martin |
Đầu đạn được sử dụng để gắn lên tên lửa loại này có thể là đầu đạn hạt nhân mang mã W88 hoặc W76. Nguồn ảnh: Lockheed Martin |
Tên lửa có cơ chế đẩy ba tầng cho phép chúng có thể bay với tốc độ kinh hoàng lên tới Mach 24 tức khoảng 29.000km/h. Nguồn ảnh: fas |
Tầm hoạt động của tên lửa hạt nhân UGM-133 Trident II lên tới 12.000 km. Với tầm bắn này tàu ngầm mang tên lửa Trident II có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Lockheed Martin |
Trong hình là quầng lửa và khói khi tên lửa vượt lên khỏi mặt nước và bắt đầu khởi động động cơ chính giúp tên lửa lao vút lên bầu trời. Thông thường tên lửa sẽ được đẩy ra từ tàu ngầm lao lên mặt nước bằng cơ chế áp suất hơi nước, khi lên khỏi mặt nước nguồn cảm biến trên tên lửa sẽ xác định và kích hoạt động cơ chính. Nguồn ảnh: Militar |
Tên lửa sử dụng cơ chế dẫn dường nhiều tầng trong đó có GPS, với cơ chế này tên lửa UGM-133 Trident II được coi là một trong những tên lửa có độ chính xác nhất hiện nay khi độ sai số chỉ 90m. So với sức công phá và độ to lớn của tên lửa hạt nhân, lại phải bay quãng đường hơn chục ngàn cây số, độ sai đố này được coi là nhỏ nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Rickey |
Ngoài trang bị cho Hải quân Mỹ, tên lửa UGM-133 Trident II cũng được đồng minh của Mỹ là Anh Quốc ma và đưa vào trang bị. Hiện những tên lửa này được trang bị cho siêu tàu ngầm lớp Vanguard của Hải quân hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: scientificroute |
Trên các tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, số lượng tên lửa UGM-133 Trident II mang theo thật khủng khiếp khi lên tới 24 quả. Với số lượng tên lửa này, tàu ngầm Ohio có thể xóa sổ một nước chỉ trong vài giờ đồng hồ. Nguồn ảnh: scientificroute |
Hiện tại tên lửa UGM-133 Trident II chỉ được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio. Mỹ đang có trong biên chế 14 chiếc Ohio được trang bị loại tên lửa này. Nguồn ảnh: STL Finder |
Với tầm bắn, độ công phá, đặc biệt là tính chính xác khi tấn công mục tiêu UGM-133 Trident II được coi là công cụ răn đe hạt nhân hữu hiệu của Mỹ. Nguồn ảnh: YouTube |