Xem toàn bộ ảnh
Trong những năm tháng đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức quốc xã đã có một tham vọng khá lớn đó là chế tạo ra được một loại máy bay ném bom có khả năng bay khắp châu Âu và bay được cả tới Mỹ. Dự án này của Đức được đặt tên là Amerika-Bomber (máy bay ném bom nước Mỹ). Nguồn ảnh: Wiki. |
Và đã có một loạt các loại máy bay được ra đời để đáp ứng yêu cầu trên của quân đội Đức, mang bom bay quãng đường dài 11.600 km cả đi lẫn về từ Đức sang Mỹ. Nổi tiếng nhất trong số đó chính là máy bay ném bom Messerschmitt Me 264. Nguồn ảnh: Osprey. |
Máy bay ném bom Me 264 được bắt đầu thiết kế từ năm 1942, đây là loại máy bay được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu khắt khe của một máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Nguồn ảnh: Natgeo. |
Me 264 được thiết kế với 4 động cơ và khoang lái theo kiểu "nhà vòm" rất rộng rãi cung cấp tầm nhìn hoàn hảo cho phi công. Giống với mọi loại máy bay ném bom chiến lược thời đó, Me 264 không được thiết kế kín và phi hành đoàn cần có máy thở khi máy bay bay ở độ cao lớn, không khí loãng. Nguồn ảnh: Natgeo. |
Theo các tài liệu Mỹ thu được của Đức quốc xã thì Messerschmitt Me 264 đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi về học thuyết máy bay ném bom. Theo đó, các loại máy bay ném bom thông thường cần được bọc giáp dày, chống lại được hỏa lực của đối phương nhưng Me 264 thì không, chiếc phi cơ này được bọc thép rất hạn chế để giảm nhẹ trọng lượng tổng thể. Nguồn ảnh: Natgeo. |
Với trọng lượng rỗng nhẹ hơn, hiển nhiên là Messerschmitt Me 264 sẽ mang được nhiều nhiên liệu hơn, bay được xa hơn nhưng phi hành đoàn lại phải đối mặt với nguy cơ mất mạng chỉ với một loạt đạn 7,62 ly thông thường. Nguồn ảnh: Airpage. |
Ở các bản thử nghiệm đầu tiên, Messerschmitt Me 264 sử dụng bốn động cơ Jumo 211J cung cấp công suất 1340 mã lực cho mỗi động cơ. Tuy nhiên công suất này là chưa đủ nên vào cuối năm 1943, Me 264 đã được thay đổi để sử dụng 4 động cơ BMW 801G với công suất lên tới 1750 sức ngựa mỗi động cơ. Nguồn ảnh: Rare. |
Tổng cộng chiếc máy bay này có phi hành đoàn lên tới 8 người, dài 21,3 mét, sải cánh 43 mét, cao 4,3 mét và có trọng lượng rỗng vào khoảng 21 tấn trong khi trọng lượng cất cánh của Me 264 tối đa được 56 tấn. Nguồn ảnh: Misc. |
Tốc độ tối đa của Me 264 vào khoảng 560 km/h, tốc độ hành trình đạt 350 km/h, trần bay 8000 mét và tầm bay 15.000 mét. Đây là chiếc máy bay có tầm bay lớn nhất thế giới khi nó ra đời. Ảnh: Khoang điều khiển dành cho phi hành đoàn với các thiết bị liên lạc, dẫn đường. Nguồn ảnh: Warthunder. |
Máy bay được trang bị 4 khẩu súng máy cỡ 13 mm MG 131 cùng với 2 pháo 20 mm điều khiển từ xa. Đây cũng là chiếc máy bay bom duy nhất của Đức có đủ khả năng chở theo bom nguyên tử (dù rằng Đức không hề chế tạo bom nguyên tử) với tổng cộng tối đa 3 tấn bom nó có thể mang theo. Nguồn ảnh: Warthunder. |
Tuy nhiên, với một loạt thất bại của Đức trên chiến trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phát triển Messerschmitt Me 264 và cả dự án Amerika-Bomber. Kết quả là các mẫu máy bay nhỏ hơn là Ju 290 và Ju 390 đã được chọn trong khi Me 264 bị loại nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu tiếp để phục vụ cho mục đích khác của Không quân Đức. Nguồn ảnh: Warthunder. |
Tuy nhiên, tới tháng 10/1943, dự án Messerschmitt Me 264 đã dần bị rút bớt kinh phí dẫn tới bị đình trệ vào đầu năm 1944. Số kinh phí đó được chuyển giao cho dự án Me 262-máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên của nhân loại. Tổng cộng đã có 3 chiếc Me 264 được sản xuất trước khi dự án bị chính thức dừng vào tháng 9/1944. Nguồn ảnh: Airwar. |