Kinh hoàng nghĩa địa rau tiền triệu giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Rau trồng trong nghĩa địa không chăm bón nhiều vẫn tốt mơn mởn, cho thu hoạch nhanh, dễ dàng kiếm tiền triệu.

Kinh hoàng nghĩa địa rau tiền triệu giữa Thủ đô

Không cần công nghệ rau “siêu tốc”

Đã có hàng trăm ngôi mộ lớn nhỏ nằm nhấp nhô giữa cánh đồng rau muống xanh non mơn mởn rộng đến hàng chục hecta ở xóm 1, Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. Và số lượng những ngôi mộ vẫn không ngừng tăng lên vì người dân ở đây vẫn có thói quen chôn cất người chết ở khu vực này.

Qua tìm hiểu thì PV được biết, hầu hết người dân xóm 1 làm nghề trồng rau trên mảnh đất này từ hàng chục năm nay. Trước đây, người ta có trồng lúa nhưng thu nhập không được bằng trồng các loại rau màu nên chuyển hẳn sang trồng rau, mùa hè trồng rau muống, rau lang, mùa đông trồng rau cải xoong, rau cần...
Những ruộng rau muống xanh mởn mởn quanh nghĩa địa.
 Những ruộng rau muống xanh mởn mởn quanh nghĩa địa.

Người dân khu vực này cho biết, rau muống là loại rau được trồng nhiều nhất vì được các thương lái ưa chuộng. Bởi rau muống ở đây có mẫu mã đẹp, ngọn nhỏ, lá xanh mướt, ăn rau giòn dai vừa phải... Người tiêu dùng thì vẫn đánh giá chất lượng rau bằng mắt, những mớ rau tươi non luôn được lựa chọn vì được cho là ngon.

Theo bà Hương, một người bán rau ở chợ Quỳnh Đô kể lại: Những hộ trồng rau bán phải phun rất nhiều loại thuốc nên họ cũng chẳng bao giờ dám ăn. Để rau xanh non nhanh được cắt, họ phải bón rất nhiều phân, phun thuốc kích thích. Tuy nhiên, rau muống được trồng ở khu vực đất nghĩa địa thì không cần đến công nghệ này vẫn xanh non mơn mởn. Và rất dễ nhận thấy rằng rau trồng cần gần mộ thì càng xanh tốt.
Sau khi trồng 10-15 ngày đã cho thu hoạch mà không cần chăm bón nhiều.
 Sau khi trồng 10-15 ngày đã cho thu hoạch mà không cần chăm bón nhiều.

Bà Phúc, một người dân làm nghề trồng rau cho biết: Đất ở nghĩa địa rất tốt nên rau muống trồng sau khoảng 10 - 15  ngày thì có thể cắt được. Sau khi trồng chỉ cần phun một đợt thuốc rồi bón khoảng  2 đợt phân đạm là rau đã tốt um rồi. Người dân ở đây sống bám vào rau, rau đã giúp họ có cuộc sống no đủ nên nhà nhà đua nhau trồng rau trên đất nghĩa địa. Nhà trồng ít thì 1 sào, nhà nào trồng nhiều thì 5 – 7 sào. Theo bà này thì bà không biết cụ thể có bao nhiêu hộ trồng rau cũng như số lượng rau có từ nguồn nước ô nhiễm này hàng ngày xuất ra thị trường. Tuy vậy điều chắc chắn là, phần lớn các hộ dân sống bằng nghề trồng rau muống trong khu vực này không cần tốn công chăm bón như những nơi khác mà rau vẫn cứ xanh tốt.

Rau nghĩa địa tràn ngập các chợ

Người dân ở đây không phải trực tiếp đem rau đi bán ở các chợ mà sáng nào họ cũng dậy từ 3 giờ sáng cắt rau bán cho các lái buôn đem đi đổ mối tại các chợ nông sản lớn ở Hà Nội như chợ Long Biên (Long Biên), chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai)… Không những đem đi đổ mối mà còn cung cấp một lượng lớn rau cho các chợ nông sản của những huyện ngoại thành như chợ Vồi (Thường Tín), chợ Nghệ (Sơn Tây), chợ Chiều (Chương Mỹ) và các chợ tạm khắp hang cùng ngõ hẻm của Thủ đô.
Sáng nào những con đường quanh khu vực nghĩa địa đông đúc người và xe, cảnh mua bán nhộn nhịp kéo dài từ 3 giờ đến 7 giờ sáng. Khi được hỏi, một lái buôn cho biết: Ngày nào ông cũng đến đây từ 4 giờ sáng để lấy rau đem bán cho các chợ, mỗi ngày có hàng nghìn mớ rau muống được bán ra thị trường. Hiện, giá mua buôn rau muống là 4.000 đồng/ mớ, đem bỏ được 4.200 – 4.500 đồng/mớ. Rau ở khu vực này đẹp nên lúc nào giá cũng cao hơn các nơi khác. Từ đó, mỗi ngày các hộ này có thể thu nhập từ vài trăm đến vài triệu từ việc trồng và cắt rau bán cho các lái buôn.

Thực tế thì người tiêu dùng vẫn chỉ dựa vào những kinh nghiệm bằng mắt để chọn rau. Vì “khuất mắt trông coi” nên trước những mớ rau tươi non ai cũng thích mua. Tuy nhiên, những tác hại khi thường xuyên sử dụng những loại rau này thì không phải ai cũng biết được.

Bỏ đô thị, lên núi trồng rau sạch

(Kiến Thức) - Đang làm ổn định với lương khởi điểm 8 triệu đồng/tháng, Phượng Hoàng đột ngột bỏ công việc này ngược lên núi theo người Nhật học cách trồng rau sạch.

Bỏ đô thị, lên núi trồng rau sạch
Bỏ phố thị lên núi làm nông
Trong khi bạn bè cùng lớp sau khi tốt nghiệp đại học phải khá chật vật để tìm kiếm việc làm, kể cả công việc trái ngành được học thì Nguyễn Phượng Hoàng (24 tuổi), quê Phú Yên, vừa tốt nghiệp ngành Xuất nhập khẩu Trường Đại học Công nghiệp TP HCM đã có được việc làm ổn định trong ngành xuất nhập khẩu tại thành phố năng động nhất nước này, lương khởi điểm 8 triệu đồng/tháng.
Nguyễn Phượng Hoàng tại vườn rau của người Nhật.
 Nguyễn Phượng Hoàng tại vườn rau của người Nhật.

Chán BĐS, đại gia trồng rau thơm Tây kiếm bạc tỷ

(Kiến Thức) - Là người tiên phong đưa các giống rau thơm Tây từ Pháp về trồng, hiện mỗi năm, gia đình bà Cúc thu nhập gần 1,2 tỷ đồng.

Chán BĐS, đại gia trồng rau thơm Tây kiếm bạc tỷ
Gian nan Việt hóa rau thơm Pháp

Cư dân chung cư Resco kêu trời vì bị “cô lập” giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Sau mỗi trận mưa, khu chung cư Resco lại bị phong tỏa lối ra. Đường biến thành sông, nước tấn công vào tận căn hộ, khiến người dân bức xúc.

Cư dân chung cư Resco kêu trời vì bị “cô lập” giữa Thủ đô
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, sau cơn mưa ngày 17/7, lối vào khu chung cư Resco, ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngập sâu trong nước. Các phương tiện tham gia giao thông gần như không thể ra vào khu chung cư này.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, sau cơn mưa ngày 17/7, lối vào khu chung cư Resco, ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngập sâu trong nước. Các phương tiện tham gia giao thông gần như không thể ra vào khu chung cư này.

Tin mới