Kinh ngạc: Có thể vô hiệu hóa siêu tăng T-84 Thái Lan bằng…súng máy
(Kiến Thức) - Chỉ cần vài viên đạn của súng máy 12,7mm hay 14,5mm, siêu xe tăng T-84 Oplot-T của Quân đội Hoàng gia Thái Lan sẽ mất khả năng chiến đấu. Đây là thông tin gây “sốc” với một trong những loại xe tăng hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Gia Bảo
Xem toàn bộ ảnh
Tập đoàn quốc phòng nhà nước Ukraine Ukroboronprom vừa thông báo đã hoàn tất việc chế tạo và thử nghiệm lô xe tăng chủ lực T-84 Oplot-T cuối cùng theo đơn hàng của Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Mặc dù tuyên bố "thành công" này là quá muộn màng so với một thương vụ ký kết vào năm 2011 số lượng 48 xe mà mất tới gần 10 năm mới hoàn thành, tuy nhiên đó cũng là cố gắng đáng ghi nhận của Ukraine với bạn hàng Thái Lan. Nguồn ảnh: Thai Defence
Ban đầu Thái Lan có ý định mua nhiều hơn 48 chiếc, thế nhưng việc Ukraine chậm chễ trong việc bàn giao xe tăng Oplot-T đã khiến Bangkok chùn bước và đi tới quyết định hủy bỏ thương vụ, chỉ nhận đủ số tăng đã ký năm 2011. Ngay sau đó, Bangkok đã quay sang ký mua 38 chiếc xe tăng chủ lực VT-4 do Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) sản xuất. Và chỉ trong một thời gian cực ngắn, không tới một năm, NORINCO đã bàn giao hơn 10 chiếc VT-4 trong năm 2018. Nguồn ảnh: Thai Defence
Bên cạnh việc Ukraine chậm trễ thực hiện thương vụ cung cấp Oplot-T, có lẽ còn một lý do nữa khiến người Thái không mặn mà với “hậu duệ” của mẫu xe tăng nổi tiếng T-80 do Liên Xô sản xuất. Đó chính là thiết kế ẩn chứa nhiều nhược điểm khiến Oplot-T dễ dàng bị vô hiệu hỏa trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Thai Defence
Nghe thật khó tin bởi T-84 Oplot-T dẫu sao cũng được trang bị những công nghệ đặc biệt tiên tiến tập trung vào khả năng phòng thủ với giáp composite đáng tin cậy của T-80, hay giáp phản ứng nổ Duplet, đặc biệt là hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon hay hệ thống gây nhiễu quang học Varta. Các tổ hợp phòng thủ này sở hữu tính năng tương đương Arena hay Shtora của Nga. Nguồn ảnh: Thai Defence
Tuy nhiên, thực tế là vậy, vấn đề của T-84 Oplot-T là nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực quá đồ sộ. “Mắt thần” săn tìm mục tiêu của T-84 Oplot-T to nhưng “cột đình” lắp trên nóc tháp pháo. Trong ảnh, “dấu đỏ” là một phần quan trọng của hệ thống điều khiển hỏa lực trên Oplot-T. Nếu mất nó, Oplot-T sẽ mất hoàn toàn khả năng săn tìm mục tiêu và tấn công tiêu diệt. Nguồn ảnh: Thai Defence
"Cột đình" đó là một phần của tổ hợp ngắm toàn cảnh PNK-6 được thiết kế cho trưởng xe phát hiện - nhận diện mục tiêu trên không và mặt đất trong mọi điều kiện; PNK-6 còn được sử dụng để đo cự ly, chỉ thị mục tiêu cho pháo thủ; dẫn hướng cho tên lửa chống tăng. PNK-6 có khả năng phát hiện mục tiêu xe tăng cách 5,5km trong điều kiện ban ngày và 4km ban đêm. Nguồn ảnh: photopribor
“Cột đình” nhô lên quá cao như vậy trong chiến đấu đặc biệt nguy hiểm, đối phương thay vì chăm chăm bắn vào thân xe sẽ nhằm vào bộ phận ngắm bắn – vô hiệu hóa được thì đồng nghĩa xe tăng bị “mù” không thể phát hiện cũng như bắn trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Thai Defence
Nói một cách khác, phá hủy được cái “cột đình” PNK-6, khẩu pháo 125mm trên Oplot-T sẽ không thể bắn ai được nữa. Đó là chưa kể, PNK-6 còn đóng vai trò chỉ thị mục tiêu cho cả tổ hợp vũ khí gồm đại liên 12,7mm và 7,62mm. Nguồn ảnh: Thai Defence
Để bắn trúng PNK-6 có khi đối phương không cần thiết phải sử dụng súng chống tăng RPG hay là tên lửa giá cao, mà thay vào đó có khi họ chỉ cần sử dụng các khẩu súng máy hạng nặng bắn đạn xuyên giáp là đủ. Các tấm kính bao mặt trước và lớp thép bao quanh tổ hợp PNK-6 không phải là quá dày. Nguồn ảnh: Thai Defence
Xem ra, đó mới là nguyên nhân khiến người Thái không còn mặn mà với T-84 Oplot-T. Nguồn ảnh: Thai Defence
Hãy nhìn sang chiếc xe tăng VT-4 của Trung Quốc, hệ thống kính ngắm điều khiển hỏa lực của nó được bố trí khá nhỏ gọn, không dễ để bắn trúng bằng các loại súng bộ binh thông thường. Nguồn ảnh: Thai Defence
Xem ra các chuyên gia quân sự Ukraine nên đi học hỏi các “học trò Trung Quốc” trong việc thiết kế xe tăng hiện đại. Nguồn ảnh: Thai Defence.
Mời độc giả xem video: Quân đội Thái Lan kheo dàn xe tăng mạnh nhất Đông Nam Á. (nguồn Glavcom)