Kinh ngạc hai tinh vân đầu lâu kỳ quái trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Mang diện mạo đầu lâu đặc thù, đây là hai tinh vân thú vị nhận được sự quan tâm chú ý của giới thiên văn học. Hình thù kỳ quái được cho là kết quả của một ngôi sao lớn hơn Mặt trời, bị gió vũ trụ khắc nghiệt tác động.

Tinh vân đầu lâu đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này là Sh2-68.
Theo các chuyên gia tại Đại học Alaska Anchorage (Mỹ) thì Sh2-68 mang diện mạo của một đầu lâu khổng lồ, bất ngờ bay qua Dải Ngân hà và lọt vào tầm ngắm của Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia Kitt Peak, Arizona, Mỹ.
Kinh ngac hai tinh van dau lau ky quai trong vu tru
Nguồn ảnh: Space. 
Được biết, tinh vân này hiện tại đã 45.000 năm tuổi, hình thù đầu lâu kỳ quái này là kết quả của một ngôi sao lớn hơn Mặt trời, giải phóng năng lượng, vật chất và bị gió vũ trụ khắc nghiệt tác động bào mòn.
Và hiện tinh vân này vẫn đang bay qua Dải Ngân hà vũ trụ.
Sau cùng là Tinh vân Skull and Crossbones.
Kinh ngac hai tinh van dau lau ky quai trong vu tru-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.  
Kính Viễn vọng Hubble của NASA bất ngờ phát hiện ra tinh vân Skull and Crossbones.
Tương tự như Sh2-68, nó cũng mang diện mạo như đầu lâu phát ra ánh sáng hồng, xanh, vàng rực rỡ, bên trong hệ thống tinh vân này chứa rất nhiều cụm sao trẻ 1 triệu năm tuổi, cùng các vườn ươm sao tràn đầy năng lượng quy mô nhỏ, xuất hiện rải rác khắp hệ thống tinh vân này.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy vùng trung tâm Tinh vân Skull and Crossbones còn có một sao lùn trắng, phát ra ánh sáng vi diệu thắp sáng cả 2/3 diện tích tinh vân.
Nhưng danh tính thực sự của sao lùn trắng này các chuyên gia vẫn chưa khám phá được.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỳ thú gần 300 tinh vân xoay quanh thiên hà Messier 87

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã tiến hành nghiên cứu gần 300 tinh vân hành tinh trong thiên hà elip siêu khổng lồ Messier 87, sử dụng mô hình động học Gaussian để phân tách thống kê các thành phần vận tốc riêng biệt và xác định thành phần động học của các tinh vân.

Nằm cách Trái đất khoảng 53,5 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ, thiên hà Messier 87, hay M87 (viết tắt là NGC 4486) là một trong những thiên hà lớn nhất trong vũ trụ. Quầng hào quang của nó kéo dài đến khoảng 650.000 năm ánh sáng.

Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Alessia Longobardi thuộc Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu động học của các tinh vân hành tinh trong thiên hà M87 để xác định các thành phần của 298 tinh vân hành tinh.

Vầng hào quang cực lạ quanh tinh vân hành tinh IC 5148 gây choáng

(Kiến Thức) - Sử dụng kính thiên văn Very Large của ESO, các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện vầng hào quang ion hóa quanh tinh vân hành tinh IC 5148, một trong những tinh vân hành tinh nhanh nhất được biết đến cho đến nay.

Theo các chuyên gia, tinh vân hành tinh IC 5148 có nguồn gốc phát triển từ một sao lùn đỏ hay lùn trắng có kích cỡ khổng lồ, tiến hóa lên dạng tinh vân hành tinh.

Mặc dù tinh vân hành tinh IC 5148 là một tinh vân hành tinh tròn được phát hiện vào năm 1894 nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết.

Tin mới