Sao biển có khả năng tái tạo lại toàn bộ cơ thể hoặc hình thành những con sao biển mới chỉ từ các chi bị cắt đứt. Điều này là do hầu hết các cơ quan quan trọng của chúng đều nằm ở cánh tay.
Gián cũng có thể mọc lại các chi của chúng. Trên thực tế, chúng thậm chí có thể sống sót mà không có đầu trong nhiều ngày.
Chuột gai châu Phi có thể lột da trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn như để thoát khỏi kẻ săn mồi. Sau đó, chúng sẽ mọc lại da với lông.
Kỳ nhông xanh có thể tự cắt đuôi khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Quá trình này được gọi là autotomy. Sau đó, đuôi của chúng có thể mọc trở lại.
Cá sấu mõm ngắn Mỹ sẽ không thể mọc lại xương hoặc cơ xương, nhưng chúng có thể mọc lại sụn, mô liên kết và da.
Sa giông có thể tái tạo một số bộ phận cơ thể, bao gồm tủy sống, tim và mắt.
Sứa có khả năng thoái hóa ngược trở lại quá trình nguyên sơ và trở thành bất tử khi ở trong những điều kiện bất lợi như khi bị thương. Chúng dường như không bị giới hạn thời gian và có thể quay trở lại thời kỳ ban đầu.
Bọ ngựa có thể mọc lại chân nếu chúng bị mất trong quá trình thay da.
Nhờ tế bào gốc đa năng, tắc kè hoa không chỉ có thể thay đổi màu sắc mà còn có thể mọc lại các chi và đuôi.
Bạch tuộc không chỉ là loài động vật thông minh mà còn có khả năng mọc lại các xúc tu. Chúng có thể làm như vậy trong khoảng 100 ngày.
Giống như các loài động vật có xương ngoài, nhện có thể mọc lại bất kỳ chi đã mất nào trong quá trình lột xác. Tuy nhiên, những chi này thường nhỏ hơn và yếu hơn so với ban đầu.
Râu cá trê là bộ phận quan trọng giúp chúng phát hiện ra thức ăn. Cá trê có khả năng mọc lại râu.
Cá ngựa vằn có thể tái tạo mô tim, ngay cả khi các bộ phận của tâm thất bị cắt cụt.