Xem toàn bộ ảnh
Thụy Điển nói riêng hay các nước Bắc Âu nói chung chưa bao giờ nổi tiếng về công nghệ chế tạo xe tăng của họ, nhưng không phải vì thế mà các quốc gia này không sở hữu được các thiết kế xe tăng đình đám. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến Landsverk L-30 - dòng xe tăng hạng nhẹ có tốc độ di chuyển nhanh nhất thế giới trong suốt những năm 1930. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Sở dĩ nói như vậy là bởi ở thời điểm đó khó có chiếc xe tăng nào trên thế giới có thể đạt được vận tốc trung bình lên đến hơn 70km/h như L-30, bên cạnh đó thiết kế của nó gần như là độc nhất vô nhị khi kết hợp khung gầm bánh xích với hệ thống bánh lốp cho phép L-30 cơ động hơn trên mọi loại địa hình. Nguồn ảnh: warthunder.com. |
Với khả năng như trên nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng các thiết kế sư của L-30 đã hy sinh sức mạnh hỏa lực lẫn hệ thống phòng vệ trên xe để tăng khả năng cơ động. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn ngược lại khi trong đầu những năm 1930 L-30 lại là mẫu xe tăng có thiết kế nổi bật nhất so với các dòng xe tăng hạng nhẹ cùng thời. Nguồn ảnh: warthunder.com. |
Quay lại lịch sử phát triển của L-30, nó được phát triển bởi Landsverk một công ty chuyên chế tạo xe hơi của Thụy Điển hoạt động từ thế kỷ thứ 19 nhưng đến đầu những năm 1920 nó lại thuộc sở hữu của người Đức. Do đó L-30 có thể được xem là thành tựu của ngành công nghiệp quân sự Đức hơn là của Thụy Điển. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Dĩ nhiên đó là cách hữu hiệu để người Đức có thể lách qua các ràng buộc có trong hòa ước Versailles sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, và kể từ khi tiếp quản Landsverk họ đã nhanh chóng cho ra đời một loạt phương tiện chiến đấu bọc thép bao gồm các dòng xe bọc thép và xe tăng hạng nhẹ. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Một trong số đó là Landsverk L-5 tiền thân ban đầu của L-30. Nhìn chung thiết kế của L-5 và L-30 tương tự nhau nhưng L-30 được hoàn thiện tốt hơn nhất là hệ thống khung gầm đa dụng cho phép nó có thể hoạt động như một mẫu xe tăng thực thụ. Bản thân L-30 ngay khi xuất hiện cũng được đánh giá cao hơn hẳn dòng xe tăng BT hạng nhẹ của Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Về thông số kỹ thuật, xe tăng hạng nhẹ L-30 có trọng lượng lên tới 11 tấn, với chiều dài cơ sở 5.2m và rộng 2.4m. Đi kèm với đó là hệ thống động cơ xăng 12 xi-lanh có công suất 150 mã lực. Như đã nói ở trên dù có hình dáng khá nặng nề nhưng L-30 vẫn có thể di chuyển với vận tốc tối đa lên đến 75km/h hệ thống bánh lốp phụ trợ và với bánh xích là 35km/h. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Hệ thống giáp bảo vệ của L-30 được đánh giá ở mức tồi với phần giáp dày nhất là 14mm ở phía trước thân xe và mỏng nhất là ở hai bên thân khoảng 6mm. Nhưng ở thời điểm đó, bộ giáp của L-30 vẫn có thể vô hiệu hóa được một số loại vũ khí bộ binh hay vũ khí chống tăng cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Do có không gian hạn chế kíp chiến đấu trên L-30 chỉ gồm 3 người với một lái xe, một chỉ huy kiêm xạ thủ và một nạp đạn. Trong ảnh là vị trí của lái xe trên L-30 được bố trí ngay phía trước thân xe và chỉ được bảo vệ bằng một cửa sập bằng thép khá mỏng. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Ở góc ảnh này nhìn vào bên trong ta có thể thấy các vị trí còn lại trên L-30 gồm chỉ huy xe và nạp đạn được bố trí ngay trong tháp pháo. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Còn đây là tháp pháo của L-30 với độ dày chỉ nhỉnh hơn 6mm với hai vị trí quan sát dành cho chỉ huy và nạp đạn nhưng lại không có cửa ra trên nóc, thay vào đó cửa ra của L-30 lại được bố trí ở hai bên thân tháp pháo. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Về vũ khí chính L-30 được trang bị một pháo 37mm Bofors có tốc độ bắn khoảng 12 phát/phút, nó có thể dễ dàng xuyên phá 40mm giáp của đối phương ở khoảng cách 270m hoặc thấp nhất là 15mm ở khoảng cách 1.000m. Ngoài ra L-30 còn được trang bị hai súng máy 6.5mm hay 8mm. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Dù được kỳ vọng khá cao ngay trong giai đoạn đầu thiết kế nhưng đến khi được thử nghiệm trên thực địa L-30 lại tỏ ra kém linh hoạt hơn các dòng xe tăng bánh xích cùng loại. Một phần do hệ thống khung gầm đa dụng của nó hoạt động không như mong muốn, thậm chí còn tệ hơn cả mẫu xe tăng hạng nhẹ L-10 đang được Landsverk phát triển song song. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Chính vì lý do này trong năm 1931 Quân đội Thụy Điển đã quyết định bỏ qua thiết kế của L-30 và sử dụng thiết kế L-10 khi cả hai có cấu hình tương tự. Và giữa chúng chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là hệ thống bánh lốp phụ hổ trợ vốn trước đó được xem là điểm mạnh. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Với thất bại của L-30, Landsverk không bao giờ phát triển thêm dòng xe tăng lai bánh xích và bánh lốp nào nữa thay vào đó là các dòng xe tăng bánh xích hạng nhẹ và xe bọc thép chiến đấu. Vai trò của Landsverk đối với nước Đức đến giữa năm 1930 cũng dần mờ nhạt khi Berlin bắt đầu tái vũ trang quân đội của mình. Nguồn ảnh: arms-expo. |
Nhìn chung các dòng xe tăng sử dụng khung gầm đa dụng của Landsverk trong đó có L-30 dù không thành công nhưng cũng đã tạo tiền đề cho một trong những dòng phương tiện cơ giới phổ biến nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đó chính là half-track mẫu xe quân sự lai bánh lốp và bánh xích huyền thoại. Nguồn ảnh: paradoxplaza.com. |