Kinh ngạc phân tử khí trong thiên hà xoắn ốc NGC 5908

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng vô tuyến IRAM 30m, đặt tại Tây Ban Nha để tiến hành quan sát các dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó từ thiên hà xoắn ốc NGC 5908.

Được biết, NGC 5908 là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ có độ nghiêng rất cao cách Trái đất khoảng 170 triệu năm ánh sáng, với khối lượng sao bằng khoảng 8,3 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Kinh ngac phan tu khi trong thien ha xoan oc NGC 5908
 Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một trong những dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó tham gia vào quá trình hình thành sao tương đối yếu trong thiên hà NGC 5908. Chính vì thế, các chuyên gia không còn thấy động thái mới nào từ thiên hà này.

Kết quả cũng cho thấy rằng, bức xạ của môi trường thiên hà không đủ để bù lượng khí, năng lượng tiêu thụ cho quá trình hình thành sao.

Do vậy, các chuyên gia kết luận rằng NGC 5908 không hoàn toàn ngừng hoạt động và có thể đang trong giai đoạn “ngủ đông” trước khi chờ “biến chuyển” trở lại từ một tác động nào đó.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way

(Kiến Thức) - Một thiên hà mờ nhạt, hành vi quái đản xuất hiện cạnh thiên hà Milky Way gây ngạc nhiên các chuyên gia. Thiên hà ma quái có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way.

Cụ thể, mới đây Vệ tinh Gaia của Châu Âu trong quá trình thăm dò thiên hà Milky Way thì bất ngờ phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ.
Các nhà khoa học đặt tên đó là Antlia 2 (hoặc Ant 2) nằm phía sau vành đĩa Milky Way. Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, thiên hà ma quái Antlia 2 có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way và bên trong chứa rất ít sao.

Tin mới