Kinh ngạc về sự thật đằng sau áo long bào của Hoàng đế Trung Hoa

Ngạn ngữ cổ Trung Hoa có câu: “Sau khi khoác lên mình chiếc áo long bào thì ngay tức khắc, vị hoàng đế đã khoác lên mình sứ mệnh giữ gìn giang sơn xã tắc”. Những chiếc áo long bào cuối triều đại Thanh (1644 - 1911) đều đúng với câu ngạn ngữ này.

Y phục được xem là một biểu tượng đặc trưng cho từng triều đại khác nhau và hơn thế còn thể hiện vị thế của một người trong xã hội. Điển hình như màu áo vàng phối cùng lông của cáo đen sẽ dành cho các vị quan và các thành viên của gia đình hoàng tộc.
Người dân trong xã hội phong kiến thời bấy giờ không được phép mặc hay thậm chí sở hữu những bộ y phục như vậy, dù họ được cho phép bán chúng. Bất kì ai vi phạm những điều lệ này sẽ phải chịu hình phạt nặng, thậm chí là xử trảm.
Tay áo dài và cổ áo rời, nặng
Mặc dù người Mãn Châu từ vùng Đông Bắc tái chiếm và đóng đô ở Bắc Kinh từ tay nhà Minh vào năm 1644 nhưng nếu xét về các khía cạnh văn hoá, phong tục tập quán và lễ nghi, người Mãn Châu phải học rất nhiều từ đất nước phát triển như Trung Hoa.
Hoàng đế Càn Long khoác long bào màu vàng trong một buổi lễ ở triều đình.
 Hoàng đế Càn Long khoác long bào màu vàng trong một buổi lễ ở triều đình.
Họ không những nể phục Trung Hoa bởi thể chế chính trị mà còn khâm phục bởi những lễ nghi, văn hoá, phong tục tập quán và thậm chí tôn giáo của người dân nơi đây. Sau khi xâm chiếm, dù người Mãn Châu rất khâm phục văn hoá Trung Hoa, nhưng họ vẫn luôn tự hào về cội nguồn của chính mình.
Do đó, việc du nhập những bộ y phục là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi người Mãn Châu chuyển đến vùng đất này. Chúng được làm từ da động vật và có hình dạng của con thú ấy để tận dụng tối đa việc sử dụng nguyên liệu thô.
Y phục hoàng tộc của người Trung Hoa với tay áo hình móng ngựa cùng cổ áo rời và nặng được bắt nguồn từ truyền thống của người Mãn Châu. Kể từ khi người Mãn Châu sinh sống bằng việc săn bắn ở vùng Đông Bắc, họ phải tìm cách để chống chọi với cái lạnh thấu xương ở vùng đất này. Do đó, họ mặc những bộ y phục có tay áo dài để che hết phần tay, và cổ áo rời, nặng được dùng để tránh rét trong những chuyến đi dài.
Nhưng sau này, tay áo dài trở nên vướng víu trong cuộc sống thường nhật. Vì thế, triều đình đã quyết định cuốn tay áo lên, và chỉ thả tay áo xuống khi giao thiệp với một người lạ nào đó. Truyền thống này xuất phát từ hoàng tộc triều đình và dần dần trở thành nếp sống của tất cả mọi người.
Chiếc áo được trang trí công phu nhất thế giới
Trước khi chiếc áo long bào được khoác lên long thể của hoàng đế triều Thanh, nó phải qua các công đoạn cầu kì và chỉn chu, có khi mất đến hơn hai năm rưỡi để hoàn thành. Thậm chí, trong khuôn viên triều đình còn có một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua nói riêng và gia đình hoàng tộc nói chung.
Kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần trong triều đình trước khi được phép hoàn thành. Sau đó, kiểu mẫu sẽ được chuyển giao đến các thợ làm lụa. Sau khi vải đã hoàn tất, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Sau cùng, chiếc áo sẽ được thêu thêm nhiều hoạ tiết cầu kì.
Chỉ những loại chỉ thượng hạng mới được sử dụng để thêu long bào và thậm chí còn phải làm từ vàng thật. Hoàng đế sẽ thuê 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng lên áo.
Mỗi chiếc áo long bào được dùng cho từng dịp khác nhau
Áo long bào của hoàng đế thường mang nhiều hình vẽ hoa mỹ, cầu kì và tinh tế.
Áo long bào của hoàng đế thường mang nhiều hình vẽ hoa mỹ, cầu kì và tinh tế. 
Các tủ quần áo hoàng gia trong thời nhà Thanh đều là những chiếc áo choàng và áo long bào. Nhiều long bào được dùng cho những dịp lễ lớn trong triều đình, y phục đi du ngoạn, y phục vào những ngày thời tiết xấu và thậm chí những bộ y phục dùng khi ăn và ra ngoài trời.
Tuỳ vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không và sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi. Màu sắc được chọn phải phù hợp với màu sắc hoàng gia. Một trong những màu sắc dành riêng cho hoàng đế là vàng tươi, đỏ, xanh và xanh sáng.
Màu vàng thường được sử dụng trong các buổi lễ. Những màu sắc còn lại được dùng trong những ngày lễ ở ba ngôi đền lớn: Long bào xanh ở Đền Cung đình, long bào đỏ ở Đền Mặt trời và long bào xanh sáng ở Đền Mặt trăng. Với mỗi chiếc áo long bào, hoàng đế cũng sẽ đeo đai và mũ phù hợp.
Những chiếc áo long bào được dùng trong những dịp hết sức đặc biệt thường có hoạ tiết con rồng vàng. Thông thường, hoàng đế chỉ mặc bộ y phục này vào những ngày lễ trọng đại.
Mười hai mẫu áo long bào
Áo long bào của hoàng đế thường mang nhiều hình vẽ hoa mỹ, cầu kì và tinh tế. Điển hình là hình ảnh con rồng tượng trưng cho sự uy hùng và mạnh mẽ. Là một yếu tố hết sức quan trọng của Nho giáo, con rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế.
Áo long bào thường có chín con rồng, hai con ở hai vai, một ở sau lưng, một phủ lấy phần ngực áo, một phủ lấy phần tà áo, bốn con rồng còn lại sẽ nằm ở phần dưới cùng của chiếc áo long bào.
Hình ảnh con rồng không chỉ đơn thuần là vật trang trí mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn đối với mọi người. Ngoài biểu tượng con rồng, long bào của hoàng đế nhà Thanh còn có mười một biểu tượng thể hiện cho sự may mắn như Mặt trời, Mặt trăng và ngôi sao, ba thứ ánh sáng quyền năng; ngọn núi thể hiện sự bảo toàn ngôi vị hoàng đế từ bốn phương; côn trung tượng trưng cho sự tinh tường của hoàng đế; chén rượu thể hiện sự vững vàng và đạo đức; cỏ nước thể hiện sự thanh khiết; ngọn lửa thể hiện sự thành thực; phấn mễ biểu trưng của sự thịnh vượng; phủ, một loại đồ thêu có màu trắng và đen tượng trưng cho sự quyết đoán và sự dũng mãnh của hoàng đế; phất, một loại đồ thêu khác có màu đen và xanh lá cây, một hình ảnh của lòng trung thực.
Ngoài ra, một biểu tượng khác trên chiếc áo long bào là hình ảnh một con dơi đỏ - từ đồng âm của một nhân vật mang ý nghĩa là "ngập trong trận đại hồng thuỷ của sự may mắn".
Áo lót bên trong cũng có hình ảnh của đại dương và núi non, vì theo quan niệm của người Trung Hoa, hoàng đế là thiên tử, là người có quyền lớn nhất thế gian.

Chuyện hoàng đế bị cướp trắng tài sản chấn động sử Việt

(Kiến Thức) - Trong những giai đoạn xã hội loạn lạc, vương triều suy thoái, chuyện hoàng đế bị cướp mất đồ, tưởng là lạ nhưng chẳng phải lạ.

Vua là người đứng đầu thiên hạ, quyền uy tối cao, thế nhưng ở thời kỳ vương triều suy thoái, xã hội loạn lạc bất ổn thì không chuyện gì là không thể xảy ra. Cũng chính bởi vậy, chuyện hoàng đế bị cướp mất đồ, tưởng là lạ nhưng chẳng phải lạ.

Tiết lộ vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông

(Kiến Thức) - Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn. 

Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn mà các triều đại trước đó đã xác lập.

Chân dung vị hoàng đế đầu tiên đi tuần biển Đông

Ảnh độc về lễ đăng cơ năm 1915 của Viên Thế Khải

(Kiến Thức) - Từng đăng cơ xưng đế, xây dựng đế quốc Trung Hoa nhưng Viên Thế Khải đã không vượt qua được tham vọng của bản thân nên chưa thành đại nghiệp.

Anh doc ve le dang co nam 1915 cua Vien The Khai
Viên Thế Khải được đánh giá là một nhà chính trị có mưu lược, nhưng lại không vượt qua được ham muốn danh vọng của bản thân nên cuối cùng vẫn không giúp được đất nước Trung Hoa thoát khỏi nội chiến. 

Tin mới