Kinh ngạc xác ướp nhà sư bên trong tượng Phật ngàn năm

(Kiến Thức) - Sau khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính, các nhà khoa học đã phát hiện ra xác ướp nhà sư bên trong tượng Phật hơn 1.000 năm tuổi.

Kinh ngạc xác ướp nhà sư bên trong tượng Phật ngàn năm
Theo các chuyên gia, xác ướp nhà sư bên trong tượng Phật có niên đại hơn 1.000 năm tuổi. Bức tượng Phật này có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Tây Tạng và bên trong là xác ướp của một nhà sư ngồi thiền tư thế hoa sen. Hiện các chuyên gia chưa rõ khi nào và làm cách nào mà bức tượng Phật chứa xác ướp nhà sư bên trong lại có thể được đưa ra khỏi Trung Quốc.
Một người đã mua lại bức tượng này và mang tới cho một chuyên gia nhờ phục hồi. Trong quá trình kiểm tra và chụp cắt lớp vi tính (CT scan), các chuyên gia đã phát hiện có 1 xác ướp nhà sư bên trong. Tuy nhiên, nội tạng ở trong xác ướp đã không còn.
Kinh ngac xac uop nha su ben trong tuong Phat ngan nam
Xác ướp của nhà sư bên trong tượng Phật hơn 1.000 năm tuổi. 
“Khi tiến hành chụp cắt lớp, chúng tôi nghĩ rằng đã thấy mô phổi của nhà sư nhưng không phải. Bên trong xác ướp chỉ có những mẩu giấy nhỏ viết nhiều chữ Trung Quốc”, Vincent van Vilsteren - người phụ trách Bảo tàng Drents cho biết.
Bên dưới xác ướp này là những lớp vải được viết chữ Trung Quốc. Sau khi thẩm định, các nhà nghiên cứu cho biết đây là xác ướp của một nhà sư Trung Quốc có tên là Liuquan. Nhà sư này có thể đã chuẩn bị các công đoạn để tự ướp xác bản thân từ khi còn sống. Tự tiến hành ướp xác là một kỹ thuật phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan có lịch sử từ hơn 1.000 năm trước.
Để thực hiện kỹ thuật tự ướp xác, các nhà sư thường tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt và thậm chí còn uống trà độc để loài giòi không thể tấn công thi thể. Chỉ có một số nhà sư thực hiện thành công quá trình tự ướp xác và được người đời tôn kính, thờ cúng.
"Chúng tôi hoài nghi rằng, trong 200 năm đầu tiên, xác ướp của nhà sư Liuquan được thờ phụng trong một ngôi chùa ở Trung Quốc. Sang thế kỷ 14, người ta đã chuyển xác ướp này vào bên trong một bức tượng", ông Vilsteren cho hay.
Các chuyên gia đang chờ kết quả phân tích ADN với hy vọng sẽ tìm ra vị trí ban đầu của xác ướp nhà sư trên. Hiện bức tượng Phật trên được bảo quản ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Budapest và sẽ được đưa đến Luxembourg vào tháng 5/2016.

Tận mục xác ướp nhà sư vẹn nguyên đáng kinh ngạc

Xác ướp nhà sư Trung Quốc vẫn giữ được làn da nâu bóng, râu tóc bạc trắng, mắt mũi còn nguyên sau 17 năm qua đời. 

Tận mục xác ướp nhà sư vẹn nguyên đáng kinh ngạc
Thân thể của nhà sư Trung Quốc vẫn giữ được làn da nâu bóng, râu tóc bạc trắng, mắt mũi còn nguyên chỉ có cơ bị teo lại, gần như chưa bị phân hủy sau 17 năm qua đời.

Cận cảnh xác ướp nhà sư ngồi thiền tư thế hoa sen

(Kiến Thức) - Xác ướp nhà sư ngồi thiền tư thế hoa sen được bảo quản còn nguyên vẹn ở ngôi đền Puzhou, thành phố Tuyền Châu, Trung Quốc.

Cận cảnh xác ướp nhà sư ngồi thiền tư thế hoa sen
Can canh xac uop nha su ngoi thien tu the hoa sen
 Ngôi đền Puzhou ở thành phố Tuyền Châu, phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến là nơi lưu giữ xác ướp nhà sư ngồi thiền tư thế hoa sen

Giải mã loại hoa tuyệt đối cấm đặt lên bàn thờ ngày Tết

(Kiến Thức) - Hoa cúng hoặc hoa cắm vào lọ đặt lên bàn thờ là những vật không thể thiếu trong ngày Tết nhưng những loại hoa dưới đây tuyệt đối nên tránh.

Giải mã loại hoa tuyệt đối cấm đặt lên bàn thờ ngày Tết
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet
  Đối với người Hà Nội, theo sách "Thú ăn chơi của người Hà Nội", hoa cúng thường có nhiều loại hoa, có thể là bông huệ trắng muốt thơm ngát, một bông ngọc lan thơm nồng, một nhánh hoàng lan mềm mại, hương phảng phất.

Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-2
Cũng có khi có nhánh hoa sói, một bông cúc bán khai, một đóa hoa thược dược, một nhánh cúc bách nhật khô cứng, đôi khi vào mùa ít hoa, còn thấy có cả một bông hoa mào gà nữa... Tuy nhiên cũng có những loại hoa tuyệt đối không nên dùng để cúng hay cắm trên bàn thờ.


Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-3
 Hoa ly khá rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên nhưng có thể dâng được ở nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Người ta kiêng dùng hoa ly ở bàn thờ gia tiên vì sợ sự ly tán, chia ly).
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-4
 Hoa dâm bụt là một loại hoa có bông khá đẹp và có màu đỏ rực rỡ nhưng không dùng thờ cúng được vì có chữ “dâm” đằng trước. Dân gian có giai thoại cho rằng, hoa dâm bụt thường dùng để nói về những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ không chung tình, chung thủy, hoa mọc bên hàng rào, ai đi qua cũng dễ ngắt dễ hái. Mặt khác hoa đẹp nhưng không bền.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-5
 Hoa phù dung có tên đẹp nhưng lại mau tàn. Mặt khác theo truyền thuyết dân gian, hoa này có sự tích nói về chuyện chàng Đồng Tâm phụ bạc tiên nữ Phù Dung cho nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên ban thờ.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-6
 Cúc vạn thọ. Loại hoa này có tên rất hay, màu vàng tươi tắn nên tưởng chừng rất phù hợp với việc thờ tự. Tuy vậy dân gian có quan niệm loại hoa này mang ý nghĩa của sự đau buồn, nỗi thất vọng, lòng ghen ghét. Mặt khác hoa cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-7
 Hoa cúc áo (hoa cứt lợn) tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên bàn thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-8
 Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, nó cũng dùng để ướp trà rất tuyệt nhưng quan niệm dân gian lại cho đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh. Đặc biệt người ta lại ghán ghép nó vào một câu thành ngữ không lấy gì làm đẹp đẽ là “bông hoa nhài cắm bãi phân trâu”. Bởi vậy cũng không nên đặt loại hoa này lên bàn thờ dù là làm hoa cúng hay hoa cắm lọ.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-9
Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. 
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-10
 Hoa phong lan là loài hoa đẹp, bền, được nhiều người mua cắm bàn thờ dịp Tết, nhưng nếu trong nhà có bàn thờ Phật thì không nên dùng phong lan, vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-11
Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng mà trong ngày Tết người ta kiêng kị mọi thứ có thể gây ra xích mích đổ vỡ nên không dùng loại hoa có hình móng vuốt đặt lên bàn thờ. 

Tin mới