Tham dự chương trình “Tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”có Ths. Lê Duy Tiến - Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Phú Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cùng đông đảo các đại biểu là nhà khoa học.
TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình. |
Trình bày tham luận tại chương trình, GS.TSKH. Lê Du Phong - Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt là các tư tưởng và quan điểm đưa ra trong các Bộ luật và Luật đã có những thay đổi lớn so với trước đổi mới, phù hợp hơn với thực tiễn của đất nước, hội nhập mạnh hơn với khu vực và thế giới.
GS.TSKH. Lê Du Phong cũng đồng thời đưa ra viện dẫn về những thành tựu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam đạt được trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, GS.TSKH. Lê Du Phong cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế như: Trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang còn ở mức khá thấp; Nền kinh tế nội địa của Việt Nam yếu và phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.
Toàn cảnh chương trình diễn đàn "Tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư". |
GS.TSKH. Lê Du Phong cho rằng, cần phải “tận dụng” cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam”, gọi tắt là cách mạng 4.0.
“Có thể nói cả thế giới giờ đây đang sôi nổi, hào hứng đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là cách mạng 4.0). Cách mạng công nghiệp 4.0 theo cách diễn đạt của Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch lần thứ nhất (bắt đầu tư năm 1708 ở Vương Quốc Anh) là việc “sử dụng năng lượng nước và hơi nước để thực hiện cơ giới hóa sản xuất”; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là “sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt”; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là “sử dụng điện và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất” và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là “sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm lu mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được diễn ra trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, chứ không bó hẹp trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp như các cuộc cách mạng lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Có thể nói, đây là cơ hội đặc biệt thuận lợi đối với sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh Việt Nam có lợi thế như; Nông nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, máy tính…, là những nội hàm mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng tới. Chính vì thế, tái cơ cấu lại kinh tế theo hướng: Nghiên cứu, lựa chọn những ngành, những lĩnh vực Việt Nam thực sự có ưu thế để đi ngay vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó tạo ra sự đột phá, giúp nên kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, sớm đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới là yêu cầu hết sức bức xúc hiện nay, và đây cũng là vận may đặc biệt cần phải biết tận dụng” - GS.TSKH. Lê Du Phong bày tỏ quan điểm.
Tại chương trình PGS.TS. Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học và Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong các nghiên cứu trước đây thường chủ yếu nên thành tích cải thiện chỉ tiêu GCI toàn cầu của Việt Nam mà hầu như không phân tích sâu, đây là những yếu kém cần khắc phục bằng những dân chứng cụ thể, nhất là những chỉ tiêu bị tụt lùi và ở mức thấp trong nhóm 1/3 nên kinh tế kém nhất toàn cầu.
Thông quan những quan điểm phân tích, PGS.TS. Nguyễn Quang Thái cho rằng, từ năm 2016 các nước đã thực hiện chương trình nghị sự hướng tới phát triển bền vững năm 2030, gọi chung là mục tiêu SDG, với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam dù xét trên chỉ tiêu cạnh tranh toàn cầu GCI mang tính toàn diện, hay từng chỉ tiêu bộ phân như HDI, GII, SDG, CMPI… đều có ý nghĩa quan trọng.
“Việt nam không nên tự xây dựng chỉ số cạnh tranh riêng của mình mà nên sử dụng các tiêu chí quốc tế được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt nên chọn tiêu chí cạnh tranh toàn cầu GCI của diễn đàn kinh tế thế giới WEF và chỉ tiêu phát triển bền vững SDG của Liên hợp quốc UN làm chỉ tiêu tổng quát, kết hợp với các tiêu phụ về KHCN, đồi mởi sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển con người…, làm chỉ tiêu phụ để phân tích, so sánh, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Với các chỉ tiêu cạnh tranh được lựa chọn, nên phân tích để trong giai đoạn 3-5 năm có thể tập trung cải thiện các chỉ tiêu còn yếu kém chung, trong chính sách thúc đẩy cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trưởng. Đồng thời duy trì thứ hạng cao của các chỉ tiêu thành phần khác. Từ đó, cải thiện các chỉ tiêu chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đối với ngành và mỗi vùng, cũng có thể nghiên cứu để tận dụng các tiềm năng và lợi thế riêng có, hạn chế các khó khăn thách thức để không ngừng vươn lên trong chính sách phát triển hài hòa, bền vững”, PGS.TS. Nguyễn Quang Thái nêu.
Tại chương trình sáng nay, nhiều tiến sĩ, nhà khoa học khác cũng đồng thời đưa ra các quan điểm, tham luận của mình trong việc tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.