Kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024

(Vietnamdaily) - Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,66% trong Q1/2024, tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2023. Dù còn một số rủi ro tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng GDP 6% trong Q2/2024 và lạm phát được kiểm soát.

Kinh te Viet Nam duy tri da tang truong trong nua cuoi nam 2024
Q1/2024, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng Q1 mạnh nhất kể từ năm 2020 

Theo ngân hàng UOB, Việt Nam khởi đầu năm 2024 với kết quả tăng trưởng GDP 5,66% trong Q1/2024, mức cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020. Con số này nối tiếp đà tăng trưởng của các quý trước, với 6,72% trong quý 4/2023 và 5,33% trong quý 3/2023, vượt qua mức tăng 3,41% của quý 1 năm 2023.

Kết quả tăng trưởng mạnh mẽ của quý 1/2024 được thúc đẩy bởi sự phục hồi đáng kể của cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, cùng với sự tăng tốc trong hoạt động thương mại quốc tế. Đây là những yếu tố đã đảo ngược xu hướng suy giảm trong suốt năm 2023 và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực.

Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) cho lĩnh vực sản xuất đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5/2024, đạt mức 50,3. Đây là lần tăng thứ tư tích cực trong 5 tháng đầu năm, cho thấy động lực tăng trưởng vẫn còn mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp trong tháng 5 cũng tăng 8,9% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp trong năm 2024.

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận tháng thứ ba tăng trưởng hai con số, với mức tăng 15,8% so với cùng kỳ trong tháng 5, so với 10,6% trong tháng 4. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 29,9% so với cùng kỳ từ mức 19,9% của tháng 4. Từ đầu năm đến tháng 5, xuất khẩu tăng 16% và nhập khẩu tăng 18,6%, đảo ngược tình hình giảm sút trong năm trước.

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu - Ngân hàng UOB tiếp tục duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024 (mục tiêu chính thức là 6,0-6,5%).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách chủ chốt trong năm 2024. Điều này nhằm cân bằng giữa sự phục hồi kinh tế ổn định, áp lực lạm phát vừa phải và đồng VNĐ yếu đi so với USD. Thay vì thay đổi lãi suất, NHNN đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, các lĩnh vực tăng trưởng mới, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và nhà ở xã hội.

Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng đến ngày 10/5/2024 đã tăng 1,95% kể từ đầu năm, tương đương mức tăng 264,4 nghìn tỷ đồng. Con số này thấp so với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 14-15%, tương đương khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, cho vay ngân hàng đã tăng 13,5% so với cùng kỳ, so với mục tiêu 14-15% của năm.

Với các hoạt động đang được cải thiện, tỷ lệ lạm phát dao động ngay dưới mục tiêu, cũng như những lo ngại về đồng nội tệ, khả năng hạ lãi suất đã giảm đi. Việc tăng lãi suất vào thời điểm này có thể có nguy cơ cản trở môi trường tín dụng và thanh khoản. Do đó, UOB tin rằng NHNN sẽ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,50% hiện tại và tập trung nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cũng như các biện pháp hỗ trợ khác.

Mặc dù các yếu tố cơ bản trong nước được cải thiện, đồng VNĐ vẫn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của USD trên diện rộng trong năm 2023. Tuy nhiên, VNĐ có xu hướng phục hồi trong nửa cuối năm 2024 do áp lực từ USD giảm và sự ổn định rõ ràng hơn của nền kinh tế Trung Quốc.

NHNN đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiểm soát biến động tỷ giá, giúp ổn định đồng VNĐ. Theo UOB, USD/ VNĐ cập nhật là 25.200 trong Q3/2024 và 25.000 trong Q4/2024

Thặng dư thương mại trong tháng 5/2024 đạt 7,8 tỷ USD, thấp hơn mức 9,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng khá lạc quan, với dòng vốn FDI kể từ đầu năm tăng 7,8% lên 8,3 tỷ USD trong tháng 5, nhanh nhất trong giai đoạn 5 tháng kể từ năm 2018.

Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 5, được hỗ trợ bởi lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và lưu trú (15,1%) và du lịch (45,1%).

Trong khi những rủi ro bên ngoài như xung đột ở Đông Âu và Trung Đông vẫn tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế, Việt Nam được củng cố bởi sự phục hồi của nhu cầu chip bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cùng những sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng đang diễn ra. Dự báo tăng trưởng GDP quý 2/2024 đạt 6% so với cùng kỳ và dự báo cả năm 2024 là 6,0%, phù hợp với mục tiêu chính thức từ 6,0-6,5%.

Nhóm cổ phiếu vận tải biển nổi sóng khi VN-Index tiệm cận 1.300 điểm

(Vietnamdaily) - Mở cửa giao dịch đầu tuần (10/6), VN-Index vượt mốc 1.290 điểm. Sắc xanh đã lan tỏa với 515 mã tăng giá, 32 mã tăng trần. Dòng tiền trong nước đổ mạnh vào nhóm vận tải biển.

Nhom co phieu van tai bien noi song khi VN-Index tiem can 1.300 diem

Nhóm cổ phiếu vận tải biển nổi sóng khi VN-Index tiệm cận 1.300 điểm 

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tuần mới với sắc xanh rực rỡ. VN-Index được thúc đẩy bởi lực mua mạnh mẽ, đặc biệt là từ các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngân hàng và bất động sản, đưa chỉ số tăng 5,37 điểm tương ứng 0,42% lên 1.292,95 điểm; HNX-Index tăng 1,1 điểm tương ứng 0,45% và UPCoM-Index tăng 0,63 điểm tương ứng 0,64%.

Giá vàng hôm nay 11/6: Vàng trong nước có còn "nằm im bất động"?

Giá vàng hôm nay 11/6: Vàng trong nước có còn "nằm im bất động"?

Giá vàng trong nước bật tăng sau chuỗi ngày giảm thê thảm.

Thời điểm 8h30 sáng nay ngày 11/6 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.307 USD/ounce, tăng 12 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua.

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, sau nhiều ngày giảm giá hoặc "bất động", hôm nay, giá vàng nhẫn của một số thương hiệu đã bật tăng nhẹ, trong khi vàng miếng vẫn "nằm im".