Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Theo các nhà thiên văn học, độ sáng biểu kiến của 2 tiểu hành tinh tại thời điểm phát hiện lần lượt là 20,8 độ và 21,0 độ, tốc độ chuyển động biểu kiến lần lượt là 0,513 độ/ngày và 1,006 độ/ngày.

Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái Đất.
Hai thiên thể này được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 18/11 và được Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Liên minh Thiên văn quốc tế đặt tên là 2023 WX1 và 2023 WB2. Đây là những tiểu hành tinh gần Trái Đất đầu tiên được phát hiện qua WFST.
Kinh vien vong cua Trung Quoc phat hien 2 tieu hanh tinh moi
 Phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái Đất. (Nguồn: Xinhua)

Theo các nhà thiên văn học, độ sáng biểu kiến của 2 tiểu hành tinh tại thời điểm phát hiện lần lượt là 20,8 độ và 21,0 độ, tốc độ chuyển động biểu kiến lần lượt là 0,513 độ/ngày và 1,006 độ/ngày.

Sau khi thu thập dữ liệu từ nhiều đài quan sát, các nhà khoa học đã xác định được quỹ đạo ban đầu của 2023 WX1 và 2023 WB2, lần lượt là các tiểu hành tinh gần Trái Đất loại Apollo và Amor.
Với đường kính ước tính 170m, 2023 WX1 được phân loại là tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm do có “khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu của Trái Đất là 0,0416 đơn vị thiên văn”, tương đương 6,22 triệu km.
Với đường kính 2,5m, kính viễn vọng WFST hiện là cơ sở khảo sát miền thời gian (time domain) lớn nhất ở Bắc bán cầu.
WFST do Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Đài thiên văn Tử Sơn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát triển và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9 vừa qua.
Kính viễn vọng này có thể giúp các nhà khoa học theo dõi những sự kiện thiên văn liên quan đến sự chuyển động của các hành tinh và thực hiện nghiên cứu quan sát thiên văn. Một trong những mục tiêu nghiên cứu chính của WFST là khảo sát các vật thể trong hệ Mặt Trời.

Không phải Galileo Galilei, kính viễn vọng được phát minh từ 65 triệu năm trước?

Galileo Galilei được cho là người đã phát minh ra kính viễn vọng. Tuy nhiên, một cổ vật khoảng 65 triệu năm tuổi dường như mô tả phát minh này.

Khong phai Galileo Galilei, kinh vien vong duoc phat minh tu 65 trieu nam truoc?
 Theo các sử liệu, vào năm 1609, nhà thiên văn học người Italy Galileo Galilei (1564 - 1642) dùng kính viễn vọng đầu tiên quan sát bầu trời. 

Cận cảnh kính viễn vọng “Thiên Nhãn” khổng lồ nhât hành tinh

Nằm ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, "Thiên Nhãn" là kính viễn vọng vô tuyến một đĩa lớn nhất thế giới - được cho là sẽ góp phần giúp các nhà nghiên cứu khám phá vũ trụ với tốc độ nhanh hơn.

Can canh kinh vien vong “Thien Nhan” khong lo nhat hanh tinh
Trung Quốc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của FAST, còn được gọi là Thiên Nhãn hoặc "Sky Eye", kính thiên văn có khẩu độ đầy đủ lớn nhất thế giới và khẩu độ đĩa đơn lớn thứ hai, sau công trình kính viễn vọng RATAN-600 ở Nga. 

Tin mới