Kính viễn vọng mới ở Nam Cực sắp ra mắt có gì "độc"?
(Kiến Thức) - Một kính viễn vọng sắp sửa được xây dựng ở Nam Cực sẽ cung cấp nhiều hình ảnh thú vị, rõ nét nhất về vũ trụ với các điều kiện được tối ưu hoàn toàn.
Huỳnh Dũng (theo Phys)
Phó giáo sư Michael Ireland, một nhà thiên văn học của Đại học Quốc gia Úc cho hay kính viễn vọng này sẽ là loại kính hồng ngoại, có khả năng nhận diện ánh sáng đỏ cực tốt đặc biệt là ngôi sao lùn đỏ trong vũ trụ, thậm chí các ngôi sao nhỏ bé ẩn nấp sau lớp màn bụi sâu thẳm.
Nguồn ảnh: Phys.
Việc xây dựng đài quan sát tại Nam Cực sẽ giúp kính viễn vọng hoạt động mạnh hơn bởi không bị ô nhiễm ánh sáng, đồng thời nhiệt độ lạnh sẽ hạn chế bức xạ nhiệt phát ra từ kính viễn vọng, thường gây ảnh hưởng tới quá trình quan sát vũ trụ.
Nguồn ảnh: Phys.
Chi phí xây dựng cho kính viễn vọng này là khoảng 300 triệu USD và có thể sẽ ra mắt vào năm 2020.
Nguồn ảnh: Phys.
Xem thêm video: Hacker xâm nhập NASA khẳng định: Mỹ có tàu chiến không gian- Nguồn video: News TV
Soi kính viễn vọng khổng lồ TQ dùng săn người ngoài hành tinh
(Kiến Thức) - Chiếc kính viễn vọng khổng lồ nhất thế giới này được mệnh danh là cái tai của thế giới bởi có thể nghe ngóng những thông điệp từ vũ trụ.
Trung Quốc đang trong giai đoạn cuối cùng của việc xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất từ trước đến nay của thế giới. Với chiếc kính viễn vọng khổng lồ nhất thế giới này, Trung Quốc sẽ đóng vai trò hàng đầu trong những nghiên cứu không gian và những cuộc săn tìm người ngoài hành tinh.
Kính viễn vọng mạnh nhất thế giới công bố ảnh đầu tiên
(Kiến Thức) - Được xem là kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới sau khi ra đời, hiện kính viễn vọng Meerkat đã cung cấp những bức ảnh thiên văn đầu tiên.
Kính viễn vọng Meerkat nằm trong thị trấn nhỏ của Carnarvon, 600 km về phía bắc của Cape Town ở Nam Phi, sau khi ra mắt, nó đã trở thành kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Google.com.
Những bức ảnh hé lộ bí ẩn về lỗ đen vũ trụ của NASA
(Kiến Thức) - Bản đồ trường sâu phía Nam Chandra (CDF-S) có chứa hàng ngàn lỗ đen đã được NASA công bố tại buổi họp mặt lần thứ 229 của hiệp hội thiên văn học Mỹ.
Bức ảnh trên cho thấy tại phần trung tâm của bản đồ CDF-S, mật độ lỗ đen siêu nặng đạt mức cao nhất mà con người từng chứng kiến. Các khe rất tối ở chính giữa bản đồ này cũng đậm đặc lỗ đen như vậy. Bạn có thể đóng gói 5000 lỗ đen siêu nặng này thành một miếng vá trên bầu trời có kích thước bằng mặt trăng tròn ngày rằm, và việc lấp đầy toàn bộ bầu trời sẽ cần đến 1 tỉ lỗ đen siêu nặng.