Kịp thời ngăn chặn vụ giả danh Công an để lừa đảo chuyển tiền

Công an thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội vừa kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo bằng hình thức giả danh Công an gọi điện thoại đe dọa tống tiền...

Kịp thời ngăn chặn vụ giả danh Công an để lừa đảo chuyển tiền
Ngày 6/3, Công an thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết vừa kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt của người dân, bằng hình thức giả danh Công an gọi điện thoại đe dọa tống tiền. Trước đó, khoảng 10h sáng 1/3, Công an thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì nhận được tin báo của chị P.N.V (SN 1992) trú tại thị trấn Tây Đằng về việc bố chị là ông P.V.T đang bị đối tượng tự xưng Công an, gọi điện thoại yêu cầu chuyển 11 triệu đồng.
Kip thoi ngan chan vu gia danh Cong an de lua dao chuyen tien
 Ông T. được lực lượng Công an nhắc nhở không làm theo những yêu cầu của đối tượng.
Ngay sau đó, cán bộ Công an thị trấn Tây Đằng đã khẩn trương điều tra, xác minh. Theo đó xác định số điện thoại không phải của người thân liên tục gọi cho ông T từ ngày 28/2 đến nay. Phía đầu máy bên kia tự xưng là cán bộ Công an và nói ông T có liên quan tới một vụ án mua bán trái phép chất ma túy hàng tỷ đồng tại TP HCM, yêu cầu ông chuẩn bị tiền để gửi vào tài khoản do bọn chúng yêu cầu nếu không sẽ bị bắt giữ.
Do lo sợ, sáng 1/3, ông T có chuẩn bị giấy tờ và tiền theo yêu cầu đến Quỹ Tín dụng thị trấn Tây Đằng để chuyển tiền cho đối tượng trên. Biết được thông tin, con gái ông T nhanh chóng thông báo sự việc cho Công an thị trấn Tây Đằng nhờ hỗ trợ. Công an đã giải thích rõ cho ông T về thủ đoạn lừa đảo này, cũng như phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gây án và nhắc nhở ông T không nghe, không làm theo những yêu cầu của đối tượng.
Công an huyện Ba Vì đã chỉ đạo các Đội nghiệp vụ phối hợp với Công an các xã, thị trấn nhiều lần khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Công an huyện Ba Vì khẳng định, để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an xã, thị trấn. Tuyệt đối không có việc gọi điện thoại để yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.
>>> Xem thêm video: Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo

Nguồn: VTV 24.

Giả danh Đại biểu Quốc hội, công an... và những chiêu lừa đảo ít ngờ

(Kiến Thức) - Hiện nay, trên cả nước đã xuất hiện các đối tượng giả danh cơ quan chức năng Công an, Phóng viên, thậm chí cả Đại biểu Quốc hội... nhằm đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến dư luận rất xúc.

Giả danh Đại biểu Quốc hội, công an... và những chiêu lừa đảo ít ngờ
Gia danh Dai bieu Quoc hoi, cong an... va nhung chieu lua dao it ngo
 Giả danh Đại biểu Quốc hội lừa tiền của chủ khách sạn: Ngày 3/9, Công an quận Sơn Trà (Đà Nẵng) cho biết, đang tạm giữ Trần Phước An (26 tuổi, quê Tiền Giang) và hoàn tất hồ sơ khởi tố nghi phạm này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gia danh Dai bieu Quoc hoi, cong an... va nhung chieu lua dao it ngo-Hinh-2
 Ngày 30/8, An đã giả danh phóng viên của một kênh truyền hình mong được hỗ trợ lưu trú. An được bố trí ở một khách sạn ở phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà). Tại đây, An đã lừa chủ khách sạn này hàng chục triệu đồng. Sau đó, An đi khỏi khách sạn và không liên lạc được. Tại cơ quan công an, An thừa nhận mình không có nghề nghiệp ổn định, sống lang thang, do thiếu tiền tiêu xài nên lừa chủ khách sạn.

Chị gái chồng đòi vay 100 triệu, tôi giả danh chồng từ chối

Tôi cầm điện thoại giả danh chồng nhắn lại rằng chúng tôi không có tiền, chị tự xoay xở. Không ngờ lời hồi đáp sau đó khiến tôi điêu đứng.

Chị gái chồng đòi vay 100 triệu, tôi giả danh chồng từ chối

Từ khi quen chồng tôi đã chẳng lạ gì cái tính hở ra là hỏi vay tiền của chị gái chồng. Lắm hôm hai đứa đang đi chơi, chị gái nhắn tin nói cần dăm ba triệu là chồng tôi lập tức phóng xe mang cho ngay. Lúc ấy còn đang yêu nên tôi cũng chẳng dám ý kiến gì vì đó là tiền của anh. Giờ chúng tôi là vợ chồng rồi, chuyện vay mượn vẫn cứ tiếp diễn khiến tôi khó chịu vô cùng.

Lương vợ chồng tôi cũng chẳng phải quá cao, con đầu lòng còn chưa đầy năm, trong nhà không biết bao nhiêu thứ cần đến tiền. Trong khi ấy chị gái chồng thì kinh tế dư giả, chẳng hiểu sao cứ hở ra là hỏi mượn tiền. Lúc thì đóng học cho con, khi thì tiền mua quần áo, đi du lịch, chị ấy đều gọi điện cho chồng tôi. Tôi nhớ lần gần đây nhất chị ấy còn hỏi mượn 15 triệu để mua cái máy tính cho con học. Anh cũng rút hết số tiền đang có trong thẻ để mang qua.

Chi gai chong doi vay 100 trieu, toi gia danh chong tu choi

Ảnh minh hoạ.

Quá nhiều lần như thế khiến tôi bực bội vô cùng. Tôi cáu ầm lên yêu cầu chồng không chiều theo những yêu cầu quá đáng của chị gái thì anh lại mắng ngược tôi tính toán, chi li, đều là người thân, con cháu trong nhà mà cũng tiếc. Trong khi chị gái anh đã bao giờ bỏ ra một đồng bạc mua manh quần tấm áo cho con tôi chưa hay chỉ bo bo giữ của cho mình?

Giờ tôi bế tắc, chán nản quá, chẳng biết phải giải quyết chuyện này như thế nào nữa. Quá khứ đã qua nhưng hiện tại lại quá nhiều hậu quả, việc đón nhận một đứa con riêng của chồng tôi thật sự chưa sẵn sàng. Nhưng để nó sống với chị gái chồng thì chúng tôi còn bị moi tiền đến bao giờ đây? Tôi rối lòng quá mọi người ạ!

BV Chợ Rẫy cảnh báo giả danh người nhà bệnh nhân nghèo để xin tiền

Phòng Công tác Xã hội (CTXH) Bệnh viện Chợ Rẫy vừa phát hiện một người phụ nữ giả danh người nhà bệnh nhân nghèo để xin tiền nhà hảo tâm.

BV Chợ Rẫy cảnh báo giả danh người nhà bệnh nhân nghèo để xin tiền

Người phụ nữ này lân la tại Khoa Chấn thương Sọ não “kể nghèo, kể khổ” về hoàn cảnh bệnh nhân N.T.M (SN 1963) cùng các giấy tờ tùy thân, kết quả chụp cắt lớp vi tính (CTscan).

Bên cạnh đó, người phụ nữ này còn mang bên người tờ giấy “Phiếu tạm thu” với số tiền 5.000.000đ để xin giúp đỡ.

Tin mới