Kỳ bí hồ nước mặn nhất thế giới khiến tàu thuyền không thể đi qua
Được biết đến như là phiên bản biển Chết của châu Á, hồ Karakul, hay còn gọi là hồ Đen, là một hồ nước mặn ở Tajikistan và được coi là hồ nước mặn nhất thế giới.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Hồ Karakul được hình thành cách đây khoảng 25 triệu năm khi một mảnh thiên thạch đâm vào trái đất.
Với diện tích khoảng 380km2 và độ sâu 230m, hồ Karakul nằm ở độ cao gần 4.000m trong dãy núi Pamir Tajikistan, cao hơn cả hồ Titicaca ở Nam Mỹ.
Nước trong hồ nước mặn nhất thế giới này có màu sắc khác nhau, từ màu lam, ngọc lục bảo đến màu xanh coban, tạo nên một cảnh quan độc đáo.
Hồ Karakul không có dòng chảy và được bao quanh bởi các mỏ muối. Vì lượng muối cao đến mức không có loài sinh vật nào sống trong hồ ngoài loài cá barbatula barbatula.
Tuy nhiên, các hòn đảo giữa hồ lại là nơi sinh sống của nhiều loài chim di cư.
Hồ Karakul được biết đến như là phiên bản biển Chết của châu Á. Nước mặn trong hồ làm cho tàu thuyền bị lật khi cố gắng đi qua.
Mùa hè, hồ Karakul thu hút du khách mạo hiểm từ khắp nơi trên thế giới để tham gia các hoạt động như lướt ván, thả diều và trượt nước. Tuy nhiên, đường đi đến hồ Karakul khá khó khăn.
Ngoài ra, khu vực hồ Karakul có một ngôi làng gần đó, làng Karakul, nơi ít người sinh sống do điều kiện địa lý khắc nghiệt và khí hậu lạnh buốt quanh năm.
Đây là một điểm đến mang vẻ siêu thực, nhưng cũng rất đáng sợ với không gian mênh mông và cảm giác như bị ma ám.
Khu vực hồ Karakul là một trong những nơi khô nhất Trung Á, với dãy núi xung quanh ngăn không khí ẩm tiến vào và lượng mưa rất thấp, chưa đến 30mm/năm.