Kỳ bí nét tinh luyện của võ thuật Dao tộc

(Kiến Thức) - Người Dao (TQ) coi trọng thực dụng, nghiên cứu hấp thu tinh hoa của quyền thuật cha ông truyền đời và các loại quyền thuật lưu hành trong xã hội. 

Kỳ bí nét tinh luyện của võ thuật Dao tộc
Trên suốt một dải giáp giới giữa hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây là vùng đất nhiều dân tộc ít người ở lẫn lộn, xen kẽ, trong đó có người Dao ở đông hơn cả. Dân tộc Dao sinh sống rải rác với nhiều loại như Điện Dao (Dao chàm - y phục chủ yếu được nhuộm chàm, Hồng Dao (Dao đỏ - y phục của họ màu đỏ), Bạch Khố Dao (người Dao quần trắng), Sơn Tử Dao, Hoa Lam Dao... phản ánh sự đa dạng thông qua màu sắc trang phục của dân tộc này.
Một võ sư người Dao trắng ở Quế Lâm, Quảng Tây biểu diễn Dao Quyền. Nguồn: CRI.cn.
 Một võ sư người Dao trắng ở Quế Lâm, Quảng Tây biểu diễn Dao Quyền. Nguồn: CRI.cn.
Trước khi nhà nước Trung Quốc thành lập tháng 10/1949, dải đất này là địa bàn cho thổ phỉ, kẻ cướp trú ẩn, nương náu, thường xuyên đốt phá nhà cửa, giết người cướp của. Người Dao vì muốn phòng thân giữ nhà nên đã đời đời luyện võ. Người các nơi trên toàn quốc vì trốn tránh sưu cao thuế nặng hoặc trốn tránh sự lùng bắt của quan binh nên cũng kéo tới vùng núi này định cư, trong đó có rất nhiều người giỏi võ nghệ đã mang các tuyệt kỹ truyền lại tại đây.
Người Dao coi trọng thực dụng, nghiên cứu hấp thu tinh hoa của quyền thuật cha ông truyền đời và các loại quyền thuật lưu hành trong xã hội dần hình thành nên Dao gia quyền (quyền của người Dao) với bài bản bộ pháp vững, thế quyền mạnh, động tác nhanh gấp, linh hoạt lắm biến hóa, lấy tiếng hét để trợ oai.
Nữ võ sĩ Dao đỏ múa quyền. Nguồn: CRI.cn.
 Nữ võ sĩ Dao đỏ múa quyền. Nguồn: CRI.cn.
Quyền thuật người Dao phần lớn dùng mã bộ, đinh bộ, cung bộ nhỏ, rất ít dùng cung bộ lớn (ta gọi là đinh tấn). Thủ pháp sử dụng nhiều phản quyền (đòn ngược lại), âm chưởng, thúc ngược khuỷu, ít dùng trực, xung quyền (đòn đấm thẳng). Chân đá không được vượt quá hông, nhiều né tránh, ít vọt nhảy.
Tất cả những quy chuẩn nghiêm ngặt về quyền pháp, cước pháp như vậy đã phản ánh võ thuật Dao luôn phải thích ứng với đặc điểm vùng núi. Vì ở trên núi đường hẹp nhỏ, ở nơi chật hẹp mà gặp kẻ địch trong vòng ba thước đất (khoảng hơn một mét) đã phải phân thắng bại, do vậy không thể thi triển những động tác có bước tấn lớn hay dùng quyền cước bay nhảy được.
Võ sư Dao chàm trong bài Tề mi côn. Nguồn: CRI.cn.
Võ sư Dao chàm trong bài Tề mi côn. Nguồn: CRI.cn. 
Bài võ của Dao quyền ngắn, nhỏ, tinh luyện, nói chung chỉ bao gồm mười mấy động tác. Tuy nhiên tính kỹ thuật lại rất cao, từng chiêu từng thức đều chú trọng đến kỹ xảo tấn công hay phòng thủ sao cho "công hiệu quả, thủ chắc chắn". Vì là động tác ngắn, gấp gáp nên trong một căn phòng rộng độ mười mét vuông là đủ điều kiện diễn luyện bài bản tay không.
Về khí giới trong võ thuật Dao thì có tề mi côn là võ khí chính (loại côn vừa, chống xuống đất cao chấm lông mày), khi không có côn bổng thì dùng đòn gánh thay thế cũng được. Ngoài ra còn có song đao, hổ bả (chĩa ba mũi)... Về phương pháp huấn luyện giao đấu chú trọng lấy nhanh, khéo để thủ thắng, đặc điểm là đánh từ mé vào, dựa mình đánh gần vào nơi hiểm yếu của đối phương kết hợp điểm huyệt.

Huyền thoại Hoàng Phi Hồng và độc chiêu Vô Ảnh cước

Vô ảnh cước là tuyệt chiêu gắn liền với tên tuổi Hoàng Phi Hồng - mãnh hổ Quảng Đông.

Huyền thoại Hoàng Phi Hồng và độc chiêu Vô Ảnh cước
Hoàng Phi Hồng sinh ngày 9 tháng 7 năm Đạo Quang thứ hai mươi bảy (1847) là một đại võ sư của nền võ thuật Trung Quốc thời Thanh mạt. Phi Hồng sinh ở làng Lộc Đan, núi Tây Triều, thuộc phủ Nam Hải, tỉnh Quảng Đông. Ông còn là một danh y với hiệu thuốc Bảo Chi Lâm nổi tiếng tại Phật Sơn (Quảng Đông).

Võ thuật Miêu tộc: Những thủ pháp diệu kỳ (2)

(Kiến Thức) - Do lịch sử hàng ngàn năm chạy loạn nên chiêu thức của võ thuật Miêu gọn gàng, linh hoạt, không hoa mỹ và mang tính triệt hạ rất cao.

Võ thuật Miêu tộc: Những thủ pháp diệu kỳ (2)
Phần 2: Những thủ pháp độc đáo của võ thuật Miêu tộc

Sự thật ít biết về Tử Cấm Thành

(Kiến Thức) - Có 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành, tinh hoàn của thái giám sẽ được bảo quản và chôn cất cùng thi thể khi hoạn quan qua đời. 

Sự thật ít biết về Tử Cấm Thành
Có 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành. Số 9 được cho là con số may mắn của người Trung Quốc.
Có 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành. Số 9 được cho là con số may mắn của người Trung Quốc.

Tin mới