Kỳ diệu máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2

Solar Impulse 2, một chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời đang thực hiện một chuyến bay thử nghiệm vòng quanh thế giới.

Nhiều nguồn năng lượng hóa thạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức. Vì vậy, nhiều ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp hàng không đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế dần. Solar Impulse 2, chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời ra đời cũng với mục đích như vậy.
Solar Impulse 2 hiện đang thực hiện một hành trình thử nghiệm vòng quanh thế giới. Tuy nhiên mới đây, chuyến bay có lộ trình khoảng 4000 dặm từ Nhật Bản đến quần đảo Hawaii đã bị hoãn lại do điều kiện thời tiết. Solar Impulse 2 phải hạ cánh khẩn cấp tại Nagoya, Nhật Bản, nơi một cánh máy bay bị hư nhẹ do gió mạnh. André Borschberg, đồng sáng lập của Solar Impulse cũng tham gia vào chuyến bay này.
Ky dieu may bay nang luong mat troi Solar Impulse 2
Solar Impulse 2: chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời.
Bởi vì tốc độ tối đa của Solar Impulse 2 chỉ đạt khoảng 40m/giây và thậm chí là chậm hơn để bảo tồn năng lượng nên phải mất 4 đến 5 ngày cho cuộc hành trình từ Nhật Bản đến Hawaii. Với một chiếc Boeing 777, tốc độ tối đa đạt 268 m/giây thì chỉ cần khoảng 8,5 giờ để hoàn tất quãng đường 4000 dặm.
Solar Impulse 2 là chủ yếu được làm bằng sợi carbon. Nó có 17.248 tế bào năng lượng mặt trời trên đôi cánh để nạp năng lượng cho 4 pin lithium polymer. Chiếc máy bay này nặng hơn 2 tấn, tương đương trọng lượng của một chiếc xe Ford Explorer nhưng có sải cánh đến hơn 70 m (để thu đủ năng lượng cho chuyến bay).
Solar Impulse 2 có khả năng thực hiện chuyến bay vào ban đêm do được trang bị một công nghệ cho phép nó lưu trữ pin từ ban ngày. Tuy nhiên, để tích pin cho hoạt động ban đêm, ban ngày máy phải được bay trong điều kiện trời nhiều nắng, ít gió.
Các chuyến bay bằng máy bay sử dụng năng lượng mặt trời thường chậm, tốn kém và tỏ ra chưa phù hợp với thực tế vào thời điểm này. Nhưng Borschberg và đồng sáng lập Bertrand Piccard cho biết họ nhìn thấy tiếm năng của loại máy bay này khi đưa vào khai thác trong lĩnh vực du lịch sinh thái vì nó rất thân thiện với môi trường.
Dự án máy bay năng lượng mặt trời của Solar Impulse được khởi xướng vào năm 2003, với mục tiêu thay đổi bộ mặt của ngành hàng không hiện tại. Piccard, trong một cuộc nói chuyện với Theverge từng cho biết:"Dự án này cho chúng ta thấy những gì mà con người có thể làm với những loại năng lượng có khả năng tái tạo".
Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Solar Impulse 2 bắt đầu vào ngày 09 tháng 3 năm 2015 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới tại UAE.

Apple xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời

Nhà máy năng lượng mặt trời sẽ đặt tại California (Mỹ) và theo như lời CEO Tim Cook thì nó đủ sức cung cấp năng lượng cho 60.000 hộ dân.

Theo một báo cáo gần đây thì Apple hiện đang nằm trong top những công ty công nghệ hàng đầu sử dụng nguồn năng lượng xanh (năng lượng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời) cho các hoạt động của mình. Mới đây nhất, hãng này còn "bạo chi" 848 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời đủ sức cung cấp điện cho 60.000 hộ dân.
Apple xay dung nha may nang luong mat troi

Ngắm điện thoại năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới

(Kiến Thức) - Ít người biết rằng, chiếc điện thoại chạy năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới đã được Samsung sản xuất đã cách đây 6 năm.

Nhân dịp cả thế giới đang đón chờ sự kiện Giờ Trái Đất (28 tháng Ba), chúng ta cùng nhìn lại một sản phẩm công nghệ liên quan tới năng lượng sạch. Đó là điện thoại Guru E1107 sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới do Samsung sản xuất từ năm 2009
Trong suốt thời gian này, có hàng ngàn mẫu điện thoại mới đã được hãng điện tử Hàn Quốc này ra mắt khiến mọi người quên dần hai phiên bản đặc biệt: Samsung Guru E1107 và Samsung Blue Earth, hai mẫu điện thoại chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới.

Tin mới