Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV có những điểm gì mới?

(Kiến Thức) - Sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lượt trả lời là 3 phút là một trong điểm mới đáng chú ý nhất tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Lúc 7h15 sáng nay (21/5), các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp. Đến 9h00, Quốc hội họp phiên khai mạc.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 khai mạc sáng 21/5 tại Hà Nội, dự kiến kéo dài trong 20 ngày (đến ngày 15/6/2018).
Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng. Một trong những hoạt động giám sát tối cao đáng quan tâm là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Kỳ họp thứ 5 sẽ có nhiều điểm mới như thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.
Ky hop thu 5, Quoc hoi Khoa XIV co nhung diem gi moi?
 Ảnh: Quochoi.vn
Tại kỳ họp lần này tăng thêm các phiên phát thanh, truyền hình trực tiếp với 15 phiên toàn thể chiếm 40% tổng thời lượng kỳ họp.Trong đó, nhiều nội dung đang được cử tri và nhân dân cả nước dõi theo như: Giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi…
Tại phiên họp cuối năm và giữa kỳ, Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện lời hứa, lời cam kết của thành viên Chính phủ. Sau đó, Quốc hội sẽ có nghị quyết về nội dung này. Trong đó, chế tài nặng nhất là bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo thông lệ, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật (chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp). Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác.
Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Luật Đo đạc và Bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch.
Dự thảo Luật trình xin ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp này tập trung vào những nội dung: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tên gọi, kết cấu của Luật và những nguyên tắc áp dụng Luật; quy hoạch đặc khu; cơ chế, chính sách đặc biệt về đầu tư kinh doanh; một số cơ chế, chính sách đặc biệt liên quan tới đất đai; ngân sách và ưu đãi đầu tư; cơ chế, chính sách đặc biệt về lao động, tiền lương, an sinh xã hội và cơ chế, chính sách đặc biệt khác; tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại đặc khu; việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành; vấn đề chuyển tiếp và triển khai thi hành Luật...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2018

(Kiến Thức) - Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Theo chương trình làm việc ngày 8/6/2017, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật thủy lợi.
Sau đó các ĐBQH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật thủy lợi.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thành công ở nhiều phương diện ​

Nhiều đại biểu nhận xét, kỳ họp Quốc hội khóa XIV đã thành công ở nhiều phương diện, đặc biệt là tính dân chủ của nghị trường ngày càng được phát huy.

Kết thúc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, bên lề phiên họp ngày 24/11, nhiều đại biểu đánh giá, kỳ họp đã thành công ở các phương diện như: thảo luận và thông qua các dự án luật, những vấn đề quyết sách về kinh tế- xã hội, cách thức điều hành của Quốc hội...và cả trên phương diện truyền thông.

Tin mới