Kỳ lạ hồ nước mặt trăng nằm giữa sa mạc, 2000 năm không cạn

Kỳ lạ hồ nước mặt trăng nằm giữa sa mạc, 2000 năm không cạn

Hồ Nguyệt Nha Tuyền được mệnh danh là kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi, nằm giữa sa mạc Gobi, Trung Quốc. Dù ở vị trí khô nóng bậc nhất nhưng hồ ít bị bốc hơi và không bao giờ cạn nước.

Xem toàn bộ ảnh
 Hồ Nguyệt Nha Tuyền được mệnh danh là kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi giữa sa mạc Gobi ở Trung Quốc và nằm trên "con đường tơ lụa" nổi tiếng cổ xưa.
Hồ Nguyệt Nha Tuyền được mệnh danh là kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi giữa sa mạc Gobi ở Trung Quốc và nằm trên "con đường tơ lụa" nổi tiếng cổ xưa.
Hồ có chiều dài 218m và rộng 54m. Mực nước trong hồ dao động qua nhiều năm, từ 7,5 m cách đây 50 năm đến 0,9 m vào đầu những năm 1990. Vào năm 2006, chính quyền địa phương bổ sung thêm nước cho hồ.
Hồ có chiều dài 218m và rộng 54m. Mực nước trong hồ dao động qua nhiều năm, từ 7,5 m cách đây 50 năm đến 0,9 m vào đầu những năm 1990. Vào năm 2006, chính quyền địa phương bổ sung thêm nước cho hồ.
Nguyệt Nha Tuyền có nghĩa là “suối trăng lưỡi liềm”, gắn liền với truyền thuyết về những chuẩn mực đạo đức của con người. Chuyện kể về sự tha hóa nhân cách, lối sống của loài người đã khiến thần tiên nổi giận tạo ra cuồng phong bão cát nhấn chìm tất cả trong sa mạc. Chỉ còn một nhóm trẻ con có tâm hồn lương thiện sống sót sau đêm kinh hoàng.
Nguyệt Nha Tuyền có nghĩa là “suối trăng lưỡi liềm”, gắn liền với truyền thuyết về những chuẩn mực đạo đức của con người. Chuyện kể về sự tha hóa nhân cách, lối sống của loài người đã khiến thần tiên nổi giận tạo ra cuồng phong bão cát nhấn chìm tất cả trong sa mạc. Chỉ còn một nhóm trẻ con có tâm hồn lương thiện sống sót sau đêm kinh hoàng.
Nhóm trẻ con đó lâu dần cũng bị sự tha hóa của cuộc sống rồi chết dần chết mòn, chỉ còn lại một cậu bé luôn luôn chỉ nghĩ về câu của sư phụ: “Tu luyện tinh tấn và đừng buông lơi!” là sống sót. Chính sự hướng thiện và niềm tin mạnh mẽ vào cuộc đời của cậu bé nhỏ đã khiến thần tiên cảm động.
Nhóm trẻ con đó lâu dần cũng bị sự tha hóa của cuộc sống rồi chết dần chết mòn, chỉ còn lại một cậu bé luôn luôn chỉ nghĩ về câu của sư phụ: “Tu luyện tinh tấn và đừng buông lơi!” là sống sót. Chính sự hướng thiện và niềm tin mạnh mẽ vào cuộc đời của cậu bé nhỏ đã khiến thần tiên cảm động.
Trông thấy mặt trăng lưỡi liềm, nữ thần liền vẫy tay làm phép tạo ra một con suối hình lưỡi liềm với dòng nước mát trong, từ đó dần tạo ra sự sống, mở đường cho con người tồn tại đến ngày nay. Sau này, người đời gọi dòng suối huyền diệu ấy là Nguyệt Nha Tuyền.
Trông thấy mặt trăng lưỡi liềm, nữ thần liền vẫy tay làm phép tạo ra một con suối hình lưỡi liềm với dòng nước mát trong, từ đó dần tạo ra sự sống, mở đường cho con người tồn tại đến ngày nay. Sau này, người đời gọi dòng suối huyền diệu ấy là Nguyệt Nha Tuyền.
Cây cối xung quanh khu vực hồ xanh tươi, mặc dù sống giữa sự khắc nghiệt của khí hậu sa mạc Gobi. Do nằm ở vùng cát trũng và thấp hơn các cồn cát xung quanh, nên hồ ít bị bốc hơi nước và không hề cạn suốt 2.000 năm.
Cây cối xung quanh khu vực hồ xanh tươi, mặc dù sống giữa sự khắc nghiệt của khí hậu sa mạc Gobi. Do nằm ở vùng cát trũng và thấp hơn các cồn cát xung quanh, nên hồ ít bị bốc hơi nước và không hề cạn suốt 2.000 năm.
Nhà thờ Mingyue của hồ Nguyệt Nha Tuyền được bao quanh bởi núi Mingsha. Những cồn cát lấn chiếm núi Mingsha luôn đe dọa nhấn chìm ốc đảo mong manh này.
Nhà thờ Mingyue của hồ Nguyệt Nha Tuyền được bao quanh bởi núi Mingsha. Những cồn cát lấn chiếm núi Mingsha luôn đe dọa nhấn chìm ốc đảo mong manh này.
Vào mỗi mùa trong năm, suối Nguyệt Nha lại mang những vẻ đẹp rất riêng. Dọc theo bờ suối là công trình kiến trúc truyền thống Trung Hoa, được xây dựng từ thời nhà Hán.
Vào mỗi mùa trong năm, suối Nguyệt Nha lại mang những vẻ đẹp rất riêng. Dọc theo bờ suối là công trình kiến trúc truyền thống Trung Hoa, được xây dựng từ thời nhà Hán.
Đối với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được xem là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Các công trình kiến trúc nhìn từ xa không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.
Đối với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được xem là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Các công trình kiến trúc nhìn từ xa không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.
Cách thức truyền thống để tới hồ Nguyệt Nha Tuyền là bằng lạc đà. Đây cũng là cách dễ dàng nhất để khám phá sa mạc Gobi.
Cách thức truyền thống để tới hồ Nguyệt Nha Tuyền là bằng lạc đà. Đây cũng là cách dễ dàng nhất để khám phá sa mạc Gobi.
Tuy vậy, những năm gần đây, hồ Nguyệt Nha Tuyền ngày càng bị “nuốt chửng” bởi hiện tượng sa mạc hóa.
Tuy vậy, những năm gần đây, hồ Nguyệt Nha Tuyền ngày càng bị “nuốt chửng” bởi hiện tượng sa mạc hóa.
Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã quyết định “giải cứu” ốc đảo này bằng cách giảm thiểu hiện tượng sa mạc hóa, lấp đầy nước cho Nguyệt Nha Tuyền và tập trung phát triển du lịch.  Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới
Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã quyết định “giải cứu” ốc đảo này bằng cách giảm thiểu hiện tượng sa mạc hóa, lấp đầy nước cho Nguyệt Nha Tuyền và tập trung phát triển du lịch.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới

GALLERY MỚI NHẤT