Kỷ luật hiệu trưởng cho hơn 200 học sinh đi thực tập mùa COVID-19
Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn xây dựng kế hoạch đưa học sinh đi thực tập tại Hải Dương trong khi dịch đang diễn biến phức tạp. Sở LĐ-TBXH đã có đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa kỷ luật tập thể cùng các cá nhân liên quan.
Bảo Anh (T/H)
Liên quan đến việc Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) lên kế hoạch tổ chức cho hơn 200 học sinh, sinh viên đi thực tập ở các tỉnh có dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất với đề xuất của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thanh Hóa về việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân của nhà trường.
Học sinh trường Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn trước giờ lên đường đi thực tập.
Trong báo cáo giải trình, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn cho biết, trường đã xây dựng kế hoạch và tiến độ năm học 2020-2021 với học sinh, sinh viên khóa X từ tháng 8/2020.
Theo đó, sau khi học sinh thi tốt nghiệp THPT vào tháng 7/2021 sẽ đi thực tập tốt nghiệp đến tháng 10/2021. Địa điểm mà trường dự kiến đưa học sinh đi thực tập là Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam (Hải Dương) và Công ty TNHH Dreem Tech Việt Nam (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Thông tin trên báo Pháp luật (chuyên trang Phapluatplus), trước khi tổ chức cho học sinh đi thực tập, nhà trường đã cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh COVID-19 theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hải Dương (ngày 12/7), và nhận định tình hình dịch đã ổn định (ngày thứ 31 không có dịch). Nhà trường đã lấy ý kiến và được sự thống nhất của phụ huynh, do đó sắp xếp đi theo kế hoạch.
Còn ở tỉnh Bắc Ninh, sau khi làm việc với các bên liên quan và thấy tình hình dịch bệnh không an toàn nên trường không ký hợp đồng đưa học sinh đi thực tập tại đây.
Trường CĐ nghề Nghi Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: Thanh niên)
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa kỷ luật tập thể Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn và Trung tâm tuyển sinh và việc làm (đơn vị trực thuộc trường) với hình thức kỷ luật kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Cơ quan chức năng đề nghị kỷ luật theo hình thức kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, ông Ngô Quang Thuật - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và việc làm.
Cùng đưa tin về sự việc, Vietnamnet thông tin: Sở LĐ-TBXH Thanh Hóa cho rằng, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn xây dựng kế hoạch đưa học sinh đi thực tập tại Hải Dương trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp là chưa phù hợp; chưa đúng với chỉ đạo của Trung ương, và tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài ra, trường chưa báo cáo cơ quan chủ quản (UBND tỉnh Thanh Hóa), Sở LĐ-TBXH, Sở Y tế về kế hoạch đưa sinh viên đi thực tập ở tỉnh ngoài là chưa chấp hành đúng quy định của tỉnh.
Do đó, Sở LĐ-TBXH đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa kỷ luật tập thể Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn và Trung tâm tuyển sinh và việc làm (đơn vị trực thuộc trường) với hình thức kỷ luật kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Với ông Hoàng Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn và ông Ngô Quang Thuật – Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và việc làm, Sở này cũng đề nghị kỉ luật theo hình thức kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Thông tin trên Zing.vn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã thống nhất với đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân của trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn.
Cụ thể, tập thể ban giám hiệu và trung tâm tuyển sinh và việc làm, đơn vị trực thuộc trường, bị kỷ luật với hình thức kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Cá nhân ông Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng nhà trường và ông Ngô Quang Thuật, Giám đốc trung tâm tuyển sinh và việc làm, cũng bị kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc.
>>> Mời quý vị xem thêm video:Người phụ nữ chạy xe liên quận ở Sài Gòn không đeo khẩu trang không mũ bảo hiểm chống đối lực lượng liên ngành
Hơn 300 học sinh bị Hiệu trưởng lạm thu, cắt xén suất ăn
Khi kiểm tra, thực đơn ăn trưa của hơn 300 học sinh trường Tiểu học & THCS Quy Mông (Yên Bái) chỉ có vẻn vẹn 8kg thịt, 65.000 đồng rau, 15kg đậu và 47 kg gạo. Các phụ huynh cho biết, Hiệu trưởng còn yêu cầu đóng nhiều khoản thu vô lý.
Theo các phụ huynh TH&THCS Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) cho biết trên Lao động, không chỉ dừng lại ở việc nữ hiệu trưởng yêu cầu phụ huynh đóng các khoản thu vô lý, cắt xén tiền ăn mà bữa cơm của các con ăn bán trú còn không đảm bảo vệ sinh.
Bữa ăn của học sinh trường Tiểu học và THCS Quy Mông. (Ảnh: Lao động)
Nguyên hiệu trưởng nói gì về hành động thả tiền xuống đất khi đổ xăng?
Vị nguyên hiệu trưởng cấp 2 cho rằng lo sợ dịch bệnh nên đã có hành động không đúng là thả tiền xuống đất khi trả tiền đổ xăng.
Liên quan đến vụ clip nguyên hiệu trưởng đi xe con thả tiền xuống đất để trả tiền đổ xăng gây xôn xao mạng xã hội, chiều 2-6, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Phan Văn A, chủ nhân và là người cầm lái chiếc xe con.