Chưa một kỳ World Cup nào lại chứng kiến sự điên rồ về các tình huống penalty như ở kỳ World Cup nữ 2023 tại Australia và New Zealand. Sự điên rồ đến từ số lượng quả phạt đền quá nhiều cùng các pha đá hỏng ăn của cầu thủ.
Thống kê chỉ ra rằng, sau 12 trận, có đến 8 quả penalty được các trọng tài thổi. Đáng chú ý, cả 8 trận đấu đầu tiên đều có phạt đền. Đây là kỷ lục vô tiền khoán hậu và được xem là điều bất thường. Hầu hết các pha đá 11m sau khi được sự hỗ trợ từ VAR.
Một nửa trong số đó đá hỏng, chiếm đến 50%. Percival (New Zealand), Christine Sinclair (Canada), Hermoso (Tây Ban Nha) và Alex Morgan (Mỹ) là những người không thể chuyển hóa cơ hội rõ ràng thành bàn thắng.
Đáng lẽ ra, số pha hỏng ăn sẽ được nâng lên thành 6 nếu hai thủ thành của Haiti và Zambia không sai luật. Cả hai đội bóng này mới lần đầu góp mặt ở World Cup. Họ thể hiện bộ mặt trái ngược nhau. Haiti chỉ thất bại 0-1 trước Anh còn Zambia thảm bải 0-5 trước Nhật Bản.
Thậm chí, Haiti chỉ thua với tình huống phạt đền. Phút 29, trên chấm 11m, Stanway đối mặt với thủ môn Theus. Thủ thành của đội bóng đến từ CONCACAF đã đẩy thành công. Tuy vậy, Theus đã sai luật khi di chuyển trước. Ở tình huống đá lại, Stanway dứt điểm thành công.
Tương tự là pha bóng của Zambia. Thủ môn dự bị Sakala đẩy thành công quả đá phạt đền của Ueki song VAR vào cuộc khi cô nhảy quá sớm khỏi được biên ngang. Tiền đạo của Nhật Bản dễ dàng đánh bại đối phương khi đá lại.
Sau chuỗi 8 trận đấu liên tiếp có penalty, các đội bóng đã dần thận trọng hơn. Ở 4 trận đấu còn lại, các trọng tài không thổi thêm bất cứ quả đá phạt 11m nào. Tuy vậy, với sự hỗ trợ của VAR, nhiều khả năng, chặng đường sắp tới của World Cup 2023 sẽ chứng kiến nhiều tình huống đá 11m này.
World Cup nữ 2019 hiện đang là giải đấu có nhiều quả phạt đền nhất với 26 lần các cầu thủ được thổi penalty, nhiều hơn 4 quả so với giải đấu năm 2015. Phải thừa nhận rằng, kỉ nguyên VAR đã khiến số lượng các quả phạt đền tăng lên đáng kể khi lần đầu công nghệ này.