Kỳ ngủ đông hè 2017 của tàu New Horizons có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đang bước vào kỳ ngủ đông từ ngày 7/4 đến ngày 11/9 sắp tới, như một giấc trưa của nó trong mùa hè dài năm nay.

Các kiểm soát viên đến từ phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng đại học Johns Hopkins (JPL) ở Maryland cũng đã xác nhận với Space Daily là tàu vũ trụ New Horizons đã hành động theo các lệnh đưa lên trên máy tính chính và bắt đầu ngủ đông từ hồi đầu tháng 4.

Trước đó, tính từ ngày 6/12/2014, sau kỳ ngủ đông gần nhất, đến nay New Horizons đã “thức giấc” được gần hai năm rưỡi để nhóm bắt đầu giai đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi tàu tiếp cận sao Diêm Vương và thực hiện các nghiệp vụ của mình.

Lúc đó, New Horizons đang vật lộn với nhiệm vụ chính: thực hiện một chuyến bay lướt qua sao Diêm Vương dài 6 tháng với đỉnh cao là việc tiếp cận gần vào ngày 14/7/2015, sau đó là 16 tháng truyền tải dữ liệu từ chuyến bay ngược lại trái đất (tàu vũ trụ thực hiện những flyby-chuyến bay ngang qua một hành tinh/vật thể trong không gian để thu thập thông tin về đối tượng đó, theo Northwestern University)

Ky ngu dong he 2017 cua tau New Horizons co gi dac biet?
Ảnh 1: Ảnh nghệ thuật về New Horizons trong bộ ảnh báo chí khi phóng tàu (Ảnh: NASA)

Gần 900 ngày vừa qua là khoảng thời gian tích cực hoạt động lâu nhất trong lịch sử của sứ mệnh không gian này, kể từ khi được phóng lên vào tháng 1/2016.

Hiện nay, con tàu này đang bắt đầu phần mở rộng của sứ mệnh là quan sát từ xa các vật thể tại vành đai Kuiper. Nó đã được thiết lập để làm 1 chuyến bay sát vật thể 2014 MU69 trong vành đai vào ngày 1/1/2019. Tiếp đến, tàu sẽ mô phỏng môi trường không gian ở những lớp ngoài của hệ mặt trời.

Ky ngu dong he 2017 cua tau New Horizons co gi dac biet?-Hinh-2
Ảnh 2: Ảnh nghệ thuật về sứ mệnh kế tiếp của New Horizons: vành đai Kuiper 2014 MU69 (Ảnh: NASA)

Trở lại kỳ ngủ đông của New Horizons, trong trạng thái này, phần lớn tàu sẽ không dùng diện. Máy tính tích hợp theo chuyến bay sẽ theo dõi sức khỏe hệ thống và phát đi tình hình trạng thái tín hiệu của nó về trái đất mỗi tuần, cùng với việc gửi dữ liệu về sức khỏe, sự an toàn của tàu hàng tháng.

Nhờ trình tự tích hợp đã được các kiểm soát viên gửi đi trước đó, tàu sẽ được đánh thức để kiểm tra các hệ thống quan trọng, thu thập dữ liệu mới về vành đai Kuiper và thực hiện các sửa chữa cần thiết

New Horizons là tàu tiên phong thực hiện chế độ ngủ đông bay tuần dương của NASA. Chế độ này sẽ giúp tàu bảo quản năng lượng, rủi ro hoạt động sai, sự xuống cấp của động cơ điện tử, đồng thời góp phần giảm chi phí hoạt động và giải phóng nguồn lực theo dõi của mạng lưới không gian sâu NASA cho các sứ mệnh khác.

(Bay tuần dương hay cruise-flight là chuyến bay trên cao sau khi một tàu vũ trụ đạt tới độ cao đã định trước và bắt đầu rơi xuống).

New Horizons là một thử nghiệm không gian xuyên hành tinh được phóng lên theo chương trình Những biên giới mới-new frontiers của NASA. Cách trái đất 5,7 tỉ km, tàu vẫn đang hoạt động bình thường và đã sẵn sàng cho các chuyến bay do thám sắp tới.

Ky ngu dong he 2017 cua tau New Horizons co gi dac biet?-Hinh-3
Ảnh 3: Toàn cảnh quỹ đạo New Horizons cách trái đất 5,7 tỉ km, ảnh chụp ngày 11/4/2017 (Ảnh: NASA)

(AU là đơn vị thiên văn chuẩn tương đương khoảng cách từ mặt trời tới trái đất, tức khoảng 75,3 triệu km)

Phát hiện nước và núi băng ở bề mặt sao Diêm Vương

Những hình ảnh cận cảnh mới nhất từ tàu thăm dò New Horizons cho thấy có nước và núi băng trên bề mặt sao Diêm Vương.

Vào chiều ngày 13/7 (giờ New York), sự kiện tàu thăm dò New Horizons của NASA trở thành phi thuyền vệ tinh đầu tiên tiếp cận được sao Diêm Vương đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế. Mới đây, những hình ảnh cận cảnh bề mặt sao Diêm Vương đầu tiên được truyền về từ New Horizons đã khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Tối 14/7, niềm vui đã vỡ òa tại Phòng thí nghiệm vật lí ứng dụng của Đại học Johns Hopkins khi NASA nhận được thông tin tàu thăm dò New Horizons đã lần đầu tiên trong lịch sử tiếp cận được sao Diêm Vương ở một khoảng cách cực gần.

Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong
 Những hình ảnh cận cảnh được chụp khoảng 1,5 giờ trước khi New Horizons tiếp cận gần nhất với Pluto, khoảng cách lúc này là 478.000 dặm (khoảng 77 nghìn km).
Hiện tại tàu New Horizons đã tiếp cận rất gần với sao Diêm Vương với khoảng cách là 7.600 dặm (khoảng 13 nghìn km). Với những hình ảnh của bề mặt sao Diêm Vương rất rõ được truyền về cho thấy có những núi băng trên hành tinh này.
Trong cuộc họp báo của NASA vào ngày 15/7, ông John Spencer thuộc NASA cho biết “Điều tuyệt vời nhất của sự kiện này chính là chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một miệng núi lửa đang hoạt động nào. Điều này có nghĩa rằng đây là hành tinh có bề mặt rất trẻ”.
Những ngọn núi gần trung tâm, có chiều cao khoảng hơn 11.000 feet (khoảng 3354 m). Những ngọn núi này có thể được tạo thành từ H2O và nước đá. Ông Alan Stern, điều tra viên chính của nhiệm vụ này ở NASA cho biết “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy nước đóng băng trên sao Diêm Vương, và chúng tôi có thể chắc chắn rằng nước rất phong phú ở hành tinh này”. Bề mặt của sao Diêm Vương được bao phủ bởi nitơ đóng băng, nhưng “bạn không thể tạo ra những ngọn núi bằng chất này”
Những hình ảnh cận cảnh mà NASA vừa nhận được ở trên chân thực hơn gấp 10 lần những hình ảnh đầu tiên họ có được khi tàu New Horizons bay ngang qua sao Diêm Vương vào ngày 13/7. Dưới đây là hình ảnh để so sánh:
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong-Hinh-2
 
Bức ảnh cận cảnh của NASA được chụp ở phần cuối của sao Diêm Vương.
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong-Hinh-3
 
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra điều gì gây ra các màu sắc khác nhau trên bề mặt của sao Diêm Vương. Các thông tin này có thể sẽ được làm rõ trong những tháng tới khi New Horizons truyền thêm các dữ liệu khoa học mà nó thu thập được về Trái đất.
Kể từ khi lần tiếp cận gần nhất vào ngày 14/7, New Horizons đã đi hơn 1 triệu dặm trong không gian. Nhưng trước khi nó rời sao Diêm Vương, nó chụp thêm những hình ảnh về Mặt trăng của hành tinh lùn này. Dưới đây là những hình ảnh chi tiết nhất về Mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương, Charon - đây cũng là hình ảnh gần nhất mà NASA có được về Charon cho đến nay:
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong-Hinh-4
 Charon, Mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương.

Hình ảnh mới nhất về núi băng trên sao Diêm Vương

Hình ảnh độ phân giải cao mới nhất chụp núi băng nằm ở rìa phía Tây Nam sao Diêm Vương vừa được phi thuyền New Horizons gửi về Trái đất.

Dãy núi băng nằm ở rìa phía Tây Nam của hành tinh và có độ dài khoảng 0,8 - 1,6 km và nằm cách dãy núi Norgay Montes ở phía Tây Bắc khoảng 109 km.

Dãy núi này cũng nằm ở phía tây của đồng bằng băng ở giữa sao Diêm Vương có tên Sputnik Planum. Trong khi đó, mặt bị che khuất của dãy núi, vùng xích đạo tối tăm được đặt tên là Cthulhu. Các nhà nghiên cứu của NASA cho rằng, Sputnik Planum có thể chỉ mới hình thành cách đây chưa tới 100 triệu năm, trong khi vùng tối tăm Cthulhu có thể đã hình thành hàng tỷ năm trước.

Hinh anh moi nhat ve nui bang tren sao Diem Vuong
 Hình ảnh độ phân giải cao chụp núi băng trên sao Diêm Vương.
"Có một sự khác biệt rõ rệt giữa kết cấu của vùng đồng bằng băng giá ở phía Đông và vùng bóng tối có địa hình gồ ghề ở phía Tây. Đồng thời cũng có nhiều phức tạp giữa các vùng vật chất tối và sáng mà chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu", người đứng đầu nhóm Địa chất, Địa vật lý và Hình ảnh của phi thuyền New Horizons, ông Jeff Moore, cho biết.

Hình ảnh trên được chụp bởi thiết bị Long Range Reconnaissance Imager (LORRI) trên tàu New Horizons vào ngày 14/7 khi tàu ở độ cao khoảng 77.248 km so với sao Diêm Vương. Tới ngày 20/7 vừa qua, những dữ liệu hình ảnh trên mới được gửi về tới Trái Đất.

NASA dự kiến sẽ sớm tung ra thêm nhiều hình ảnh mới về sao Diêm Vương mà New Horizons chụp được vào ngày thứ Sáu (24/7) tới.

Tin mới