Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua cũng khó

Chúng ta thường chỉ thấy và sử dụng quả kỷ tử màu đỏ, vậy loài màu đen có gì khác biệt mà giá cao đến thế?

Tại Trung Quốc – quê hương của cây kỷ tử, loại kỷ tử màu đen là giống cây kinh tế quan trọng của nhiều vùng như Cam Túc, Thanh Hải, Tân Cương, Ninh Hạ. Trước kia, những địa phương này vốn nổi tiếng có môi trường sống khắc nghiệt. Bên cạnh đó, do hạn chế về điều kiện địa lý, những nơi này rất khó xây dựng nông trường, thực vật gần như hiếm có cơ hội sinh trưởng tại đây. Cuộc sống của người dân địa phương vì vậy mà vô cùng nghèo khó.
Ky tu hoa ra co ca loai mau den, muon mua cung kho

Mãi cho tới khi cây kỷ tử đen được phát hiện, những vùng đất khắc nghiệt này mới có cơ hội “hồi sinh”. Giống cây này thường sinh trưởng tại những vùng đất “chết”, dù đó là hoang mạc hiếm có mưa hay nơi không có người sinh sống.

Ky tu hoa ra co ca loai mau den, muon mua cung kho-Hinh-2

Trong quá trình chăm sóc, cây kỷ tử đen không cần quá nhiều dưỡng chất. Cây sẽ tự động vươn dài rễ để tìm nguồn nước, vô hình trung bảo vệ đất màu khỏi tác động của mưa bão và gió lớn.

Ky tu hoa ra co ca loai mau den, muon mua cung kho-Hinh-3

Đúng như tên gọi, quả của chúng có màu đen bóng và không được đẹp mắt như kỷ tử đỏ. Nhưng trong trường hợp bạn bị lạc trong sa mạc thì đây chính là loại quả “cứu đói” thần kỳ. Chúng cũng là 1 trong những loại trái cây hiếm hoi có thể ăn được ở sa mạc.

Ky tu hoa ra co ca loai mau den, muon mua cung kho-Hinh-4

Tại Trung Quốc, quả kỷ tử đen có giá trị rất cao. Bên cạnh giá trị về mặt dinh dưỡng, chúng còn có tác dụng y dược. Do đó, giá kỷ tử đen cao hơn nhiều so với kỷ tử đỏ, 1 kg có thể lên đến 200 NDT, tương đương 709.000 đồng/kg. Hiện nay, loại quả này đã được bán tại các khu chợ ở Trung Quốc.

Trứng gà chữa thiếu máu

(Kiến Thức) - Theo y học cổ truyền, trứng gà vị ngọt, tính bình, có công dụng tư âm, nhuận táo, dưỡng tâm an thần. 

 
Thiếu máu do can thận hư: Trứng gà 2 quả, hà thủ ô 50g, đường đỏ vừa đủ. Cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó lấy trứng ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 - 90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày. 

Món ăn từ chim cút chống suy nhược ở trẻ ôn thi

(Kiến Thức) - Dùng chim cút và trứng chim cút kết hợp với một số vị thuốc bồi bổ sức khoẻ nói chung và trí não nói riêng cho học sinh ôn thi là nét độc đáo của y học cổ truyền.

Hỏi: Con tôi năm nay thi đại học nhưng càng gần đến kỳ thi cháu càng thấy lo lắng, người mệt mỏi, hay quên và mất ngủ. Bạn tôi bảo cháu bị suy nhược, khuyên nên cho ăn chim và trứng chim cút để vừa chữa bệnh vừa bổ dưỡng. Xin tòa soạn hướng dẫn - Đỗ Thị Uyên (Hà Nội).
 

Tin mới