Lá độc gây chết người nằm lẫn trong đặc sản rau rừng

Các bà nội trợ đang mê mệt đặc sản rau rừng giá đến 140.000 đồng/kg nên cẩn thận. Bởi rất dễ lẫn lá độc chết người trong rau rừng.

Lá độc gây chết người nằm lẫn trong đặc sản rau rừng
Đặc sản rau rừng đang được nhiều người tìm mua là rau chùm ngây, bò khai, ngó xuân, sắng, ngót rừng, càng cua…: Rau bồ ngót và rau ngó xuân có giá 60.000 đồng/kg; bò khai 80.000- 100.000 đồng/kg; đắt nhất là chùm ngây với giá dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Bình, chủ cửa hàng rau sạch phố Nghĩa Tân, Cầu Giấy cho hay: “Tôi bán rau rừng từ khoảng nửa năm nay như rau ngó xuân (rau cải thơm), là đặc sản Lào Cai, dùng để xào, nhúng lẩu, rau có mùi thơm ngon; Rau bồ ngót rừng lá to dài và dày có vị ngọt để nấu canh; rau chùm ngây, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị… được nhập từ Phú Thọ”.
La doc gay chét nguòi nàm lãn trong dạc sản rau rùng
Rau rừng nhiều khi xuất hiện ngay bên đường bán cùng với trái rừng. Ảnh: T.G 
Cũng theo bà Bình thì rau rừng giá cao nhưng bà nhập về đến đâu hết đến đó, thậm chí nhiều người còn đặt tiền trước để có rau. Vị rau ai ăn rồi cũng nghiện vì ngon và lạ. Theo số điện thoại bà Bình cung cấp, chúng tôi liên hệ với ông Trần Văn Tuyến, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, Phú Thọ- nơi bà Bình vẫn thường nhập rau. Ông Tuyến cho biết, gia đình ông trồng 70 cây chùm ngây ở triền núi sau nhà đang cho thu hoạch lá. Trung bình 2 tuần thu hoạch lá non một lần, giá cất sỉ khoảng 70.000 đồng/kg. Gia đình ông cũng ươm nhiều cây non bán với giá từ 20.000 - 25.000 đồng/cây. Các loại rau bò khai, bồ ngót, lá bứa, lá tràm ổi vẫn thu hoạch đều để cất sỉ xuống Hà Nội.
Cũng theo ông Tuyến, trong các loại rau rừng, chùm ngây là loại rau dễ trồng, ít tốn phân, ít bị sâu, thân gỗ, có thể cao tới 5-6m. Chùm ngây có thể trồng quanh hàng rào, dọc đường đi, trên rừng... Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu thu lá, cắt cành.
Tại Hà Nội, anh Nguyễn Ngọc Quỳnh (Hoàng Cầu, Đống Đa) là một trong những người tiên phong trong việc tìm đầu ra và quảng bá cho loại rau này. Anh Quỳnh cho biết: “Một lần lướt web tình cờ đọc được tác dụng của rau chùm ngây, có hàm lượng vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối, tôi quyết định tìm đầu ra cho loại rau này. Trước đây, chùm ngây thường hái hoang dại nhưng hiện nay có nhiều hộ gia đình vùng cao đã trồng loại rau này. Cách nhận biết chùm ngây hoang dại và chùm ngây trồng là rau hoang dại lá nhỏ, đanh và dầy, rau trồng thì lá mềm, to bản hơn”.
Hiện tại anh Quỳnh cũng đang sở hữu 50 cây chùm ngây ở Ninh Bình. Anh bán online và đổ buôn cho các siêu thị, cửa hàng rau sạch. Chỉ đủ bán trong nội thành Hà Nội. Anh Quỳnh cho biết sắp tới anh sẽ liên doanh với vài người bạn để trồng thêm 500 cây chùm ngây phục vụ nhu cầu đang lên của thị trường.
Hiện tại, các loại rau rừng thường được bán ở các quầy rau sạch, siêu thị và trên các trang mạng. Là người nghiền ăn rau rừng, chị Tạ Thanh Huyền, phố Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tôi thường mua rau rừng như lá cóc, lá xoài, lá nhái về ăn kèm với thịt luộc rất ngon. Các loại rau rừng khác cũng khá nghiện nhưng giá đắt hơn cả thịt nên chỉ thỉnh thoảng mới mua ăn cải thiện. Chẳng hạn như rau chùm ngây giá 120.000- 130.000 đồng/kg nhưng hàm lượng dinh dưỡng tốt nên tôi chỉ cần mua 2 bó nhỏ 30.000 đồng về nấu canh thịt cả nhà ai cũng thích”.
Tại siêu thị Lotte Mart, Đào Tấn, rau rừng bán dạng cân có 5-6 loại bỏ chung một khay để khách hàng tự chọn trước khi đem cân, tính tiền với giá 50.000 đồng/kg. Hệ thống siêu thị Big C, Co.opmart cũng đã bắt đầu bán rau rừng.
Đại diện hệ thống siêu thị Co.opmart cho biết mới bán thử nghiệm rau rừng ở 5 siêu thị tại TP HCM và 1 ở Hà Nội (Hoàng Mai). Siêu thị không bán loại thu hái trong tự nhiên mà từ một trang trại ở Gia Lai trồng thử nghiệm các giống rau rừng.
Trên các trang mạng cũng chào bán nhan nhản các loại rau rừng, chỉ cần vào google gõ hai từ “rau rừng” đã hiện ra tới 734.000 kết quả. Trong đó chủ yếu là các trang mạng chào bán các loại rau rừng với những lời chào mời khá hấp dẫn: “Rau rừng không chỉ siêu sạch, không chỉ ngon ngọt, mát mà chất rừng của nó còn nằm ở mùi vị đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kì loại rau nào. Rau ngon ở độ giòn, nếu có có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát”… Theo đó, nếu có nhu cầu mua rau rừng chỉ cần vài cái click là rau đã được mang đến tận nhà.
Theo ThS. Lương Văn Dũng, Phó Khoa Sinh học Trường ĐH Đà Lạt, về mặt khoa học, do lo ngại trước tình trạng rau xanh thiếu an toàn nên nhiều gia đình chuyển sang ăn rau rừng. Nhưng chưa thể khẳng định rau rừng là an toàn tuyệt đối vì vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện về hợp chất bên trong của chúng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nhiều đời của cộng đồng dân gian đã chứng minh phần lớn rau rừng đang sử dụng là an toàn. Chỉ lo khi rau rừng trở thành trào lưu tiêu dùng, nhiều người kinh doanh vào cuộc, việc thu hái đại trà có nguy cơ lẫn lá độc.
Chẳng hạn loại rau nhíp có hai dạng, một là dạng cây nhỏ ăn được và dạng cây không ăn được vì có thể gây ngộ độc. Hai loại này giống về hình dạng lá, màu sắc, lại mọc gần nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Hoặc lá ngón – loại lá kịch độc có thể xuất hiện trong vùng thu hái rau rừng, nếu sơ ý hái nhầm vài lá cũng đủ gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng, ThS Dũng khuyến cáo.
Các chuyên gia y tế được hỏi cũng khẳng định rau chùm ngây đã có công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, nó chứa hàm lượng dưỡng chất cao tốt cho cơ thể nhưng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây. Vì khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai.
Vì vậy, người dân trước khi sử dụng bất cứ loại cây, rau rừng nào cần thận trọng, tránh bị “chặt chém”, mua phải rau rừng “rởm” và hạn chế tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để mọi người cùng nâng cao hiểu biết, ý thức khi thưởng thức đặc sản rau rừng.

Đặc sản rau rừng dân dã mà đưa cơm

(Kiến Thức) - Khi đã chán những món ăn thời hiện đại, hãy quay về những đặc sản rau rừng sau để tìm lại khoái vị của bạn.

Đặc sản rau rừng dân dã mà đưa cơm
dac san rau rung dan da ma dua com hinh anh
 Rau sắng hay còn gọi là rau ngót rừng. Loại rau đặc sản của vùng Tây Bắc có vào mùa xuân, khoảng tháng 2 bắt đầu ra đọt và tháng 3, tháng 4 lá xòe tốt tươi. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đủ nấu. 
dac san rau rung dan da ma dua com hinh anh 1
Lá rau sắng có thể nấu canh suông hoặc cùng với thịt đều ngon. Quả của cây rau này còn được xào với thịt bò, hạt khi chín lại được dùng để ninh xương rất thơm, ngon và bùi. Điều đặc biệt ở rau sắng là không cần nêm mì chính hay bột nêm món ăn cũng đã đủ vị ngọt mát. 

Đặc sản kỳ quặc ở Mường La: Ăn một lần nhớ mãi mãi

(Kiến Thức) - Đừng quên thưởng thức những đặc sản có 1-0-2 này nếu có dịp ngang qua mảnh đất Mường La, Sơn La.

Đặc sản kỳ quặc ở Mường La: Ăn một lần nhớ mãi mãi
Thịt thối. Món này ngửi rất thối nhưng ăn lại tuyệt ngon. Món ăn này được chế biến từ thịt lợn hoặc thịt bò phơi nắng. Qua một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại, rồi được tẩm với nước của một loại rau thơm cho ngấm vào bên trong sau đó đem bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối.
 Thịt thối. Món này ngửi rất thối nhưng ăn lại tuyệt ngon. Món ăn này được chế biến từ thịt lợn hoặc thịt bò phơi nắng. Qua một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại, rồi được tẩm với nước của một loại rau thơm cho ngấm vào bên trong sau đó đem bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối.
Thịt được ủ kín, phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Nếu có khách quý, món thịt thối sẽ được lấy ra nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm với lá sung.

Thịt được ủ kín, phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Nếu có khách quý, món thịt thối sẽ được lấy ra nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm với lá sung.

Nòng nọc. Món "nòng nọc" này không được lột da nên chắc hẳn người lạ sễ nổi da gà khi chạm tới món ăn này. Bát canh có đủ loại rau rừng, ếch con mới sinh chân co quắp ôm chặt cọng rau. Vì là ếch con (ếch sữa) nên thịt và mùi vị khá tanh.
 Nòng nọc. Món "nòng nọc" này không được lột da nên chắc hẳn người lạ sễ nổi da gà khi chạm tới món ăn này. Bát canh có đủ loại rau rừng, ếch con mới sinh chân co quắp ôm chặt cọng rau. Vì là ếch con (ếch sữa) nên thịt và mùi vị khá tanh.
Tuy nhiên, theo những người dân tộc Thái bản địa thì món "nòng nọc" là món ăn sạch sẽ và nhiều dinh dưỡng nhất. Phụ nữ Thái sau khi sinh thường được tẩm bổ bằng món "nòng nọc" này.
  Tuy nhiên, theo những người dân tộc Thái bản địa thì món "nòng nọc" là món ăn sạch sẽ và nhiều dinh dưỡng nhất. Phụ nữ Thái sau khi sinh thường được tẩm bổ bằng món "nòng nọc" này.
Nậm pịa. Nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”. Chọn một đoạn ruột non ngon để lấy pịa.
 Nậm pịa. Nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”. Chọn một đoạn ruột non ngon để lấy pịa. 
Ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó đổ pịa vào. Nồi pịa đặt trên bếp lửa đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi.
 Ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó đổ pịa vào. Nồi pịa đặt trên bếp lửa đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi.
Chuột núi. Món này được chế biến từ thịt của chuột núi. Sau khi thui chuột trên than hồng cho da chuột vàng rộm người ta mới đem dao mổ bỏ phần ruột, chỉ giữ lại lá gan.
Chuột núi. Món này được chế biến từ thịt của chuột núi. Sau khi thui chuột trên than hồng cho da chuột vàng rộm người ta mới đem dao mổ bỏ phần ruột, chỉ giữ lại lá gan.  
Gia vị cần thiết được chế biến rất tỉ mỉ từ rau mùi, rau răm, thảo dược, đậu xanh... được giã nhuyễn và nhồi vào phía trong con chuột giống như đầu bếp nhồi thịt vào trong quả mướp đắng.
 Gia vị cần thiết được chế biến rất tỉ mỉ từ rau mùi, rau răm, thảo dược, đậu xanh... được giã nhuyễn và nhồi vào phía trong con chuột giống như đầu bếp nhồi thịt vào trong quả mướp đắng.
Thui chuột thêm lần nữa cho ra mỡ, sau đó đưa vào một nồi đất để đồ xôi, và người dân tộc Thái gọi đó là "xôi chuột". Món xôi này cũng giống như xôi chim, tuy có phần lạ nhưng rất ngon và không đem lại cảm giác ngấy.
Thui chuột thêm lần nữa cho ra mỡ, sau đó đưa vào một nồi đất để đồ xôi, và người dân tộc Thái gọi đó là "xôi chuột". Món xôi này cũng giống như xôi chim, tuy có phần lạ nhưng rất ngon và không đem lại cảm giác ngấy.  
Bọ xít rừng. Bọ xít rừng hôi hơn nhiều so với bọ xít nhà, nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi hôi.
 Bọ xít rừng. Bọ xít rừng hôi hơn nhiều so với bọ xít nhà, nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi hôi. 
Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Dù vậy, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là "húng đá".
 Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Dù vậy, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là "húng đá".

Đặc sản bình dị của đồng bào Cơtu Quảng Nam

(Kiến Thức) - Cùng khám phá và thưởng thức những đặc sản độc đáo và bình dị của đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam.

Đặc sản bình dị của đồng bào Cơtu Quảng Nam
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam
 Zrúa. Zrúa còn gọi là thịt heo muối chua là một trong những món ăn truyền thống của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Đây là món ăn của nhà trai tiếp đãi nhà gái dịp cưới hỏi, hoặc dùng trong các dịp lễ tết, hội làng; thết đãi những vị khách quý...Thịt heo ướp với muối, tiêu, ớt, riềng rồi cho vào hũ lớn hoặc thân ống nứa. Cứ một lớp thịt rải một lớp cơm tẻ gác trên giàn bếp từ 7 đến 10 ngày... Ảnh:dantocviet
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-2
 Mối rang. Mối đất được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng phổ biến nhất và được nhiều người ưa thích là món mối rang. Cho vài bát mối đã rửa sạch vào chảo rồi khuấy đều, mối bốc hơi, khô dần. Rang cho đến khi vàng đều, tỏa mùi thơm ngào ngạt cùng những tiếng nở lét đét là mối đã chín. Ảnh: anywhere 
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-3
Đổ mối ra mẹt, dùng tay đảo nhẹ và sảy, cho cánh mối bay đi, chỉ còn lại thân mối vàng ươm béo ngậy. Ngoài ra món cháo mối cũng là đặc sản thu hút được nhiều vị khách phương xa. Ảnh: anywhere 
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-4
Cơm lam. Đây là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết của đồng bào Cơtu. Cơm lam của đồngbaào Cơtu có vị thơm ngon đặc biệt bởi gạo ở đây được lấy từ một loại lúa thơm truyền thống của đồng bào Cơ tu, đó là gạo Prong. Để làm được một ống cơm lam, cách chọn tre cũng phải tủ mỉ sao cho không cụt ngọn, tre không non quá cũng không già quá. Ảnh: cachgiamcan 
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-5
Trước khi nấu cơm lam, người Cơtu ngâm cho gạo mềm rồi cho vào từng ống một, lấy lá chuối non nút lại thật chặt và đặt trên bếp lửa đang cháy to. Sức nóng của lửa làm cho hơi nước sôi lên, toả mùi thơm ngát. Ảnh: vncgarden 
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-6
 Thịt xông khói. Đây là món ăn người Cơ tu sử dụng vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt hoặc đãi khách. Người dân nơi đây làm thịt xông khói với đủ các loại thịt từ thịt lợn, thịt bò khô, thịt trâu cho đến thịt chuột rừng. Họ tẩm ướp thịt với muối và các gia vị khác như ớt, sả, gừng, hạt tiêu rừng..rồi xâu vào sợi mây cám và treo dưới giàn bếp. Ảnh: baoquangnam
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-7
 Hàng ngày nấu ăn, khói bếp và hơi nóng làm khô thịt. Thịt đã khô càng để lâu càng ngon. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc nướng uống rượu, hoặc nấu với sắn, gạo, bắp, các loại rau rừng như cải tàu bay, búp chuối…Ảnh: amthuc365
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-8
 Cá niên. Cá niên được xem là món đặc biệt dùng để thiết đãi khách phương xa. Sau khi làm ruột sạch sẽ, dùng cây giang nhỏ xuyên qua thân cá từ đầu tới đuôi để giữ cho cá khi nướng chín thân vẫn thẳng. Ảnh: baoquangngai
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-9
 Khi đốt lửa nướng, chỉ cần cắm những “que cá” này quanh bếp lửa, khi trở cá chỉ cần xoay “que cá”. Nướng như vậy, cá vừa sạch, vừa không cháy và đảm bảo thơm ngon. Ngoài món cá niên nướng ra còn có cá niên kho nghệ tươi, cá niên hấp với sả, cá niên nấu chua hay chiên giòn chấm nước mắm tỏi, ớt. Ảnh: binhdinh
Dac san binh di cua dong bao Cotu Quang Nam-Hinh-10
 Bánh sừng trâu. Bánh sừng trâu được làm từ loại nếp thơm truyền thống proong và được gói trong những chiếc lá rừng. Bánh không có nhân và không ngâm nếp trước khi gói. Sau khi gói bánh được được thả vào thau nước lạnh ngâm khoảng hai giờ đồng hồ cho nếp mềm mới mang ra nấu. Chính nhờ điều này nên dù để nhiều ngày bánh cũng không thiu và ăn vẫn còn dẻo thơm. Ảnh: dulichhanoi

Tin mới