Lạ lùng quy định cấm ô tô tại nhiều nước trên thế giới

(Kiến Thức) - Một số nước trên thế giới có những quy định đặc biệt về ô tô như Turkmenistan cấm ô tô màu đen vào thủ đô Ashgabat hay Malaysia cấm lưu thông ôtô có cửa sổ màu đen.

Mới đây, báo chí đưa tin, theo lệnh của Tổng thống Gurbanguly Berdymukhammedov (Turkmenistan),  cấm ô tô màu đen đi vào thủ đô Ashgabat của Turkmenistan. Theo đó, cảnh sát tại Ashgabat đã ngăn những chiếc xe tối màu đi vào thành phố trong những tuần qua. Chủ nhân của những chiếc xe trên được yêu cầu đổi màu sơn xe thành bạc hoặc trắng.
Quy định đặc biệt về ô tô trên không được chính phủ Turkmenistan giải thích lý do vì sao lại như vậy. Trước tình hình này, một số người cho rằng, việc cấm xe màu đen có thể xuất phát từ việc Tổng thống Gurbanguly Berdymukhammedov là một tín đồ của màu trắng.
Cụ thể, Tổng thống Berdymukhammedov sống trong cung điện trắng, di chuyển bằng những chiếc limousine trắng, thậm chí còn được tin là ra lệnh cấm sử dụng điều hòa để bảo vệ màu trắng tinh khôi của thủ đô.
Theo đó, những tài xế hiện đang lái hoặc sở hữu ô tô màu đen phải bỏ ra một số tiền lớn để sơn lại xe nếu như muốn di chuyển trên đường phố Ashgabat.
Malaysia cấm lưu thông ôtô có cửa sổ màu đen. Ảnh: CNA
Malaysia cấm lưu thông ôtô có cửa sổ màu đen. Ảnh: CNA 
Không riêng Turkmenistan, Malaysia cũng có luật cấm đặc biệt dành cho phương tiện này. Cụ thể, kể từ ngày 18/12/2017, Malaysia cấm lưu thông ôtô có cửa sổ màu đen.
Chia sẻ về lệnh cấm trên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi cho biết, quyết định này là cần thiết trong bối cảnh chính phủ nước này nhận thấy nhiều vấn đề bất cập trong khâu kiểm soát và khả năng cao có thể xảy ra nhiều nguy hiểm cho người dân địa phương.
Mời quý độc giả xem video: Dân rủ nhau “ngóng” thị trường ô tô giảm giá (nguồn: VTC14)
Theo CNA, quyết định trên được thực hiện nhằm giảm thiểu tối đa khả năng thâm nhập của các nhóm buôn bán trái phép ma túy cũng như các tổ chức khủng bố vào lãnh thổ Malaysia.
Tất cả những phương tiện giao thông lưu hành tại Malaysia đều phải tuân thủ các quy tắc đòi hỏi mức truyền ánh sáng có thể nhìn thấy được từ ngoài vào áp dụng cho kính chắn gió phải lên đến 70%, trong khi mức truyền sáng của các hệ thống cửa còn lại phải đủ 50%.

Hé lộ thú chơi “siêu xe” của nhà giàu Hà Nội xưa

Nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi là người Hà Nội đầu tiên sở hữu xe hơi, chỉ 28 năm sau khi nó được phát minh trên thế giới.

Những chiếc xe đầu tiên ở Hà Nội

Một số tài liệu ghi chép lại, chiếc ô tô đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội là vào năm 1901. Chủ nhân của chiếc xe chạy bằng động cơ hơi nước này là linh mục người Pháp tên là Puginier.

Năm 1906, Công ty Xăng dầu Asiatic Petrolium mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Phúc Tân (gần cầu Long Biên). Sự kiện này mở ra cơ hội cho xe ô tô nhập vào Hà Nội. Cũng năm này, chủ cơ sở sản xuất xe kéo tay Omnium người Pháp có hai chiếc Prima 4. Ông này dùng 2 năm, sau đó bán lại.

Những chiếc xe hơi hiếm hoi đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội.
Những chiếc xe hơi hiếm hoi đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội.

Năm 1913, người Hà Nội đầu tiên mua xe hơi là nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi. Đó là chiếc xe hiệu Peugeot chạy xăng có giá 1 triệu franc (loại tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành để sử dụng tại Đông Dương). Như vậy, sau 28 năm kể từ khi ô tô chạy xăng ra đời vào năm 1885 tại Đức, người Hà Nội đầu tiên đã sở hữu loại xe dùng nhiên liệu là xăng.

Theo tài liệu của cụ Nguyễn Văn Uẩn, tác giả của bộ sách 3 tập Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Hà Nội lúc đó có khoảng gần 30 chiếc xe con thuộc sở hữu của người Pháp và người Việt. Con số đó cũng khá trùng hợp với số liệu mà báo Phụ nữ tân văn số 207 ra ngày 6/7/1933 công bố.

Tiền sử giá xe cao ngất ngưởng

Năm 1917, trên các báo tiếng Pháp xuất bản ở Hà Nội xuất hiện các trang quảng cáo ô tô con. Ví dụ như hãng Citroen bán xe trả góp trong 12 tháng, Peugeot bán mẫu xe 12-SX 4 số 5 chỗ ngồi.

Năm 1920, giá một chiếc xe con khoảng 33 triệu franc (tương đương với 8.000 đồng bạc Đông Dương, trong khi giá một tạ gạo lúc này khoảng 6 đồng).

Sở dĩ giá xe cao ngất ngưởng là do chính quyền chỉ cho nhập xe sản xuất ở Pháp và không cho nhập xe của Đức, Italia hay Mỹ, nên các hãng xe Pháp tung hoành ép giá người mua.

Sang năm 1921, cho dù xe của Mỹ, Italia, Anh chịu thuế nhập tới 50%, nhưng để cạnh tranh đã bán rẻ hơn, buộc các hãng ô tô của Pháp phải giảm, nên giá chỉ còn 13 triệu franc.

Hitler chết hụt trong tai nạn ô tô 1930 thế nào?

(Kiến Thức) - Hitler chết hụt trong tai nạn ô tô năm 1930 là sự thật mà không phải ai cũng biết. Sau này, người ta phát hiện đơn yêu cầu đòi bồi thường bảo hiểm do Hitler ký.

Hitler chet hut trong tai nan o to 1930 the nao?
Năm 1930, Hitler chết hụt trong tai nạn ô tô, y đã may mắn thoát chết một cách kỳ diệu. Cố vấn cấp cao về kinh tế và các vấn đề chung của Đảng Quốc xã là Otto Wagener đã hé lộ thông tin động trời trên. 

Tin mới