Lạ mà hay: Mới 2 năm mà nhân nuôi lúc nhúc 1.000 con rắn

Mới chỉ 2 năm, ông Đoàn Văn Lực, ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã nhân nuôi được tới 1.000 con rắn ri tượng.

Lạ mà hay: Mới 2 năm mà nhân nuôi lúc nhúc 1.000 con rắn
Chỉ cần đưa tay kéo mớ lục bình là có thể bắt ra những con rắn ri cá, ri tượng có trọng lượng vài ký mỗi con. Có hàng trăm con rắn to như vậy trong ao nuôi của hộ ông Đoàn Văn Lực.
La ma hay: Moi 2 nam ma nhan nuoi luc nhuc 1.000 con ran
Rắn ri tượng còn non được ông Lực nuôi vèo trong mùng để dễ chăm sóc, khi rắn đạt kích cỡ cần thiết sẽ được thả ra ở ao nuôi mới. 
Ông Đoàn Văn Lực là hội viên cựu chiến binh. Tuy ấp ủ mô hình trang trại nuôi rắn đã nhiều năm, nhưng ông chỉ mới thực hiện được chưa đầy 2 năm nay. Theo ông Lực, nuôi rắn theo mô hình này đòi hỏi người nuôi phải có nguồn vốn kha khá để đầu tư, chí ít cũng gần 100 triệu đồng.
Sau khi khai thác lứa tràm thâm canh của gia đình, có ít vốn ông Lực bắt tay vào thực hiện giấc mơ của mình. Đầu tiên, ông cho đào 2 ao, dùng fipro xi-măng bao ví xung quanh và cải tạo đáy ao bằng vôi bột. Khi mọi thứ chuẩn bị xong, ông Lực bắt đầu thả rắn vào nuôi. Rắn ri tượng giống thả nuôi là rắn thịt, được ông gom mua và chọn lọc kỹ lưỡng từ những thương lái địa phương và những hộ dân trong vùng bắt được bằng tay ngoài tự nhiên. Ông Lực cho biết, nếu thả nuôi những con rắn bị mắc câu hoặc bắt bằng xung điện thì rắn không lớn hoặc bị chết.
La ma hay: Moi 2 nam ma nhan nuoi luc nhuc 1.000 con ran-Hinh-2
Con rắn ri cá này có trọng lượng khoảng 2kg mà anh Nghiệm (con ông Lực) vừa bắt ra trong đám lục bình. 
Theo lão nông Đoàn Văn Lực, nuôi rắn ri tượng ở môi trường tự nhiên sẽ có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, hầu như rắn không bị bệnh nhiễm khuẩn, “đẹn”- một loại bệnh lây lan rất nhanh và gây chết hàng loạt. Thứ hai, ở ao nuôi có thể thả xen canh nhiều loài thủy sản khác, như: Cá đồng, rùa, cần đước, le le… và chúng đều phát triển tốt. Đặc biệt là ao nuôi phải thả lục bình để cải tạo môi trường nước.
Chỉ mới được nuôi chưa đầy 2 năm, nhưng ao rắn của ông Lực đã có số lượng gần 1.000 con, trong đó đa số là rắn bố mẹ, có con đạt trọng lượng vài ký. Số rắn con mới đẻ mùa trước, hiện nay cũng đạt trọng lượng 0,5kg/con. Ông Lực đang tiếp tục gây đàn để nhân nuôi thêm ở ao mới và sẽ mở rộng mô hình làm trang trại nuôi rắn kết hợp nuôi le le.
Số lượng rắn con mới đẻ mùa này, ông vớt được khoảng 500 con, nuôi vèo trong 4 cái mùng. Tuy nhiên, số lượng rắn con hiện còn dưới ao rất nhiều. Mỗi tuần ông Lực cho rắn ăn một lần từ nguồn thức ăn tự nhiên như cá rô phi, nhái...Riêng rắn con, ông cho ăn bằng các loại cá mua ở trại giống như cá trê, cá rô phi.
Giấc mơ trang trại rắn của lão nông xứ U Minh này đang dần thành hiện thực, với mục tiêu vừa cung cấp con giống cho người nuôi và tiêu thụ lượng rắn thịt ra thị trường.

Kỳ lạ tỷ phú miền sơn cước cưng rắn như con

Gần 20 năm gắn bó, khối tài sản tiền tỷ của gia đình anh Phan Đình Hòa - tỷ phú miền sơn cước nằm trong chính những hầm nuôi rắn.

Kỳ lạ tỷ phú miền sơn cước cưng rắn như con
Cưng rắn như con
Mấy hôm trời trở lạnh, anh Phan Đình Hòa cùng vợ phải chuẩn bị bạt che giữ ấm cho rắn. Nếu lạnh hơn nữa, anh chị phải thắp thêm bóng đèn tăng nhiệt độ để rắn không bị lạnh và sinh bệnh, thậm chí sẽ chết.

Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc nguy hiểm

(Kiến Thức) - Chỉ cần nhìn thấy rắn là hầu hết mọi người đều sợ và tránh xa. Ấy vậy mà, không ít người lại chọn nghề nuôi rắn độc để làm giàu. 

Đánh cược sinh mạng với nghề nuôi rắn độc nguy hiểm
Danh cuoc sinh mang voi nghe nuoi ran doc nguy hiem
 xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô (vĩnh Phúc), Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (vĩnh Phúc) được biết đến là địa phương nuôi rắn độc nổi tiếng ở miền Bắc. Những con rắn được nhốt trong từng chuồng như thế này. Ảnh: Vietnamnet. 

Ở nơi rừng rú vẫn làm giàu từ nuôi rắn hổ mang

Là người đầu tiên của tỉnh Điện Biên nuôi rắn hổ mang để kinh doanh, ông Phạm Văn Dũng, đã có 7 năm làm giàu từ nuôi loài bò sát cực độc này.

Ở nơi rừng rú vẫn làm giàu từ nuôi rắn hổ mang
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình “có 1 không 2” của gia đình, ông Phạm Văn Dũng chia sẻ: “Do có người nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đã nuôi rắn hổ mang thành công và bán được giá, nên đầu năm 2010, tôi đã xin Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cấp giấy phép nuôi rắn.
O noi rung ru van lam giau tu nuoi ran ho mang
 Ông Phạm Văn Dũng đang chăm sóc con rắn hổ mang. Dưới chân ông đứng là hệ thống chuồng ngầm-nơi nuôi hàng trăm con rắn độc.

Tin mới