Lá thư từ Nam Sudan của cô gái "mũ nồi xanh"

Lê Na là một cô lính “mũ nồi xanh”, balo trên vai, tổ quốc trong tim, hành trình trở thành thành viên trong đội ngũ gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc.

* Lời nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất

La thu tu Nam Sudan cua co gai

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Bệnh viện Quân Y 175…

Dòng chữ này khiến tôi đứng lại một hồi lâu, giữa hội thảo việc làm dành cho sinh viên Y khoa. Nó vừa khiến tôi tò mò, thôi thúc tôi viết vào hồ sơ. Một cô sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM như tôi, tại sao không thử sức mình ở một môi trường mới?

Một tuần sau, cuộc gọi từ Bệnh viện đã khiến tôi reo vui và vỡ òa. Tôi chính thức được thử việc. Trong đợt đào tạo tiếng Anh để chuẩn bị cho Bệnh viện Dã chiến 2,3, tôi được chọn vào lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan.

Vui sướng

Vỡ òa

Tự hào

Xúc động    

Đó là những cảm xúc không quên của cuộc đời tôi. Tôi hạnh phúc vì mình đã trưởng thành và lớn lên. Một chiếc “mũ nồi” bê-rê được đặt trên đầu, mái tóc tôi buộc gọn gàng hơn, tôi bắt đầu bước vào hành trình mới.

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Với nhiệm vụ hết sức đặc biệt, càng được học tập, tôi càng thấy thú vị. Là một người trẻ, lại chưa lập gia đình nên tôi có nhiều thời gian và sức khỏe để đi, cống hiến và trải nghiệm. Hơn bao giờ hết, tôi muốn tuổi trẻ của mình trôi qua thật ý nghĩa.

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Khi xuất quân làm nhiệm vụ, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên của gia đình, cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp cũng như là những người yêu mến các chiến sĩ mũ nồi xanh. Đó là một động lực lớn giúp tôi cùng đồng đội vững tin và cố gắng thật nhiều trong nhiệm vụ đặc biệt này. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Đến một vùng trời mới, tôi được tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau, gặp những người bạn mới và trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ, làm việc trong môi trường đặc biệt hơn và có thể góp được chút công sức trong công cuộc gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan. May mắn hơn là tôi được sống trong một tập thể không chỉ có chuyên môn tốt mà anh em rất đoàn kết, yêu thương nhau. Dù là ở đâu tôi vẫn tự hào là một thành viên trong tập thể này. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Bentiu (Nam Sudan) là nơi có cái nắng, gió và bụi khắc nghiệt. Nhiệt độ ban ngày và đêm chênh lệch rất lớn, nhiều côn trùng, động vật hoang dã và nhiều dịch bệnh nguy hiểm vẫn rình rập chúng tôi. Chúng tôi phải uống thuốc phòng ngừa sốt rét hàng tuần, lại phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt ở châu Phi khiến da dẻ ai cũng khô, sạm đi và nứt nẻ. 

Các chị em cũng thôi không quan tâm váy vóc, tóc tai hay phấn son nữa, thay vào đó là trang phục đơn giản hơn với chiếc áo quân nhu hay áo thun, quần dã chiến và đôi dép tổ ong. Mọi sinh hoạt đều phải thật tiết kiệm, đặc biệt là nước. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Tôi là kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể, ở Bệnh viện dã chiến cấp 2 này là kĩ thuật X-quang, công việc mà ai cũng nghĩ là dành cho nam giới. Nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để làm tốt nhiệm vụ dù có lúc phải đối mặt với các bệnh nhân nước ngoài, đa phần là nam giới và rất cao lớn, đặc biệt là trong điều kiện dã chiến và tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay. 

Những khi có dịp ra ngoài để tham gia các hoạt động dân vận, tận mắt chứng kiến những căn chòi nhỏ xíu, lụp xụp, tạm bợ, rách nát, tôi lại thấy có gì đó nhói trong lòng. Tụi con nít thì chơi đầy ngoài đường đất, không phải đứa nào cũng có dép mang, hay đủ quần áo mặc, trời thì nắng chang chang mà không có mũ nón. Hiện nay, do ảnh hưởng của lũ lụt, ngưòi dân còn khổ hơn, lại phải di dời đến nơi khác và nhà cửa thì ngập sâu trong nước. Khi đến trường học trồng cây và chơi cùng các em, tôi thấy các em vui vẻ, hồn nhiên và thích chơi với mấy cô chú bộ đội. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Khi nắm tay các bé, tôi cảm giác như mình truyền được hơi ấm, tình cảm cho nó vậy. Tôi dành thời gian tìm tòi, học hỏi thêm nhiều điều mới, mỗi ngày đều cố gắng tự tạo niềm vui cho mình, khám phá và cảm thấy thời gian ở đây trôi qua rất nhanh, nhẹ nhàng mà ý nghĩa. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Ngoài công việc chuyên môn, cuối tuần hay khi có thời gian rảnh, tôi thường làm bánh cho các anh chị trong bệnh viện hoặc đem tặng cho các đơn vị hay khách nước ngoài, tôi nghĩ đó cũng là một cách gây ấn tượng tốt về người Việt Nam mình. 

Tôi cũng tặng kẹo dừa của quê mình cho các bạn, các bạn cũng rất thích. Khi có các hoạt động lại cùng đoàn thanh niên làm các công trình nhỏ, không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn có thể giới thiệu và gây ấn tượng với các bệnh nhân hay khách đến thăm.

La thu tu Nam Sudan cua co gai

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Tôi còn dành thời gian tham gia Tổ truyền thông Bệnh viện Dã chiến 2,3 để viết bài đăng tải trên Fanpage, cũng như Nhóm sáng tạo tham gia trang trí, làm đẹp cảnh quan bệnh viện. 

Thi thoảng, tôi hay thêu để làm khẩu trang hoặc làm quà tặng cho các anh chị và các bạn đơn vị khác. Do điều kiện địa lý, tình hình lũ lụt và cơ sở hạ tầng kém nên máy bay là 1 phần không thể thiếu trong việc vận chuyển y tế cũng như các nhu yếu phẩm cần thiết và trong công việc của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc. 

Nếu như ở Việt Nam, làm việc tại Bệnh viện Quân Y 175, gần sân bay Tân Sơn Nhất, tôi thích ngắm máy bay mỗi ngày thì khi sang làm việc ở Bentiu, tôi cũng như vậy. Nhưng thay vì là những chiếc máy bay thương mại đủ hình dạng và sắc màu thì ở đây đa phần là trực thăng và các máy bay của Liên Hiệp Quốc. 

Lúc mới qua đây, điều kiện internet hạn chế, lạ nước lạ cái, tôi rất nhớ gia đình, bạn bè, rồi nhờ các anh chị động viên, nhiều việc phải làm mình cũng bị cuốn theo, tìm thêm những niềm vui, sở thích mới dần dần cũng vơi đi nỗi nhớ nhà. Có những khi buồn thì lại tâm sự cùng các anh chị. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Vì là đứa nhỏ nhất nên lúc nào cũng được các anh chị yêu thương, đùm bọc và chỉ dạy nhiều điều hay, cảm giác như ở trong một gia đình lớn vậy. Sống và làm việc trong môi trường khắc nghiệt như ở đây, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. 

Những khi ấy mới thấy được sự quan tâm, đoàn kết, sẻ chia của mọi người, khi một người đau thì cả tập thể lo lắng, người chăm sóc, quan tâm cũng không ai khác, chính là những người đồng đội, kề vai sát cánh với mình. Và những khi bị áp lực, xuống tinh thần thì gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất, cha mẹ luôn động viên và ủng hộ tôi hết lòng dù chênh lệch múi giờ và cách xa hàng ngàn cây số. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Ở đây, tôi vừa được làm đúng chuyên môn của mình, vừa được phục vụ quân đội, tuổi trẻ được sống và cống hiến hết mình cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao. Và con đường tham gia quân ngũ của tôi như một cái duyên và cũng là một cơ hội lớn của cuộc đời, như bước sang một trang mới.

Giờ đây tôi không chỉ mặc màu áo blouse trắng, mà còn là màu áo xanh bộ đội cụ Hồ và bộ quân phục giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc cùng chiếc mũ bê- rê xanh trên đầu. 

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Hi vọng cả gia đình Bệnh viện Dã chiến 2,3 đã, đang và sẽ góp phần chung tay tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cùng các nước bạn để giúp đỡ những quốc gia còn khó khăn như Nam Sudan, cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hòa đồng, trách nhiệm đến các bè bạn quốc tế.

La thu tu Nam Sudan cua co gai

Lính gìn giữ hòa bình Nga đối diện nguy cơ lớn tại Karabakh

Hiện nay Nga đã bắt đầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Karabakh, nhưng theo đánh giá từ chuyên gia thì điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn.

Linh gin giu hoa binh Nga doi dien nguy co lon tai Karabakh
"Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Karabakh sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng vì thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Armenia và Azerbaijan chỉ là thời gian nghỉ ngơi trước khi xảy ra xung đột", ý kiến trên được chia sẻ bởi chuyên gia Valery Amirov. 

Lính gìn giữ hòa bình của Nga làm gì ở Nagorno-Karabakh

Theo Bộ Quốc phòng Nga, hơn 400 lính gìn giữ hòa bình, cùng các đơn vị kỹ thuật, máy bay đang được cử đến Nagorno-Karabakh để làm nhiệm vụ ở đây theo các thỏa thuận trong tuyên bố chung đạt được giữa Azerbaizan và Armenia và Nga.

Linh gin giu hoa binh cua Nga lam gi o Nagorno-Karabakh
Hôm 11/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hơn 400 quân nhân đã đến Armenia bằng đường hàng không. Một số đã di chuyển đến tuyến liên lạc ở Nagorno-karabakh vào sáng 11/11, sau đó sẽ bố trí các trạm quan sát, còn ở Stepanakert là trạm chỉ huy. 

Tin mới