Lai lịch hai mẫu xe tăng lội nước “độc nhất” trong CTVN

Lai lịch hai mẫu xe tăng lội nước “độc nhất” trong CTVN

(Kiến Thức) - Dù sử dụng khá nhiều dòng xe tăng khác nhau trên chiến trường Việt Nam, thế nhưng Quân đội Mỹ lại không hề mang tới miền Nam bất cứ mẫu xe tăng lội nước nào.

Xem toàn bộ ảnh
Theo đó trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng duy nhất sử dụng các dòng xe tăng lội nước trên chiến trường chính là Quân đội Nhân dân Việt Nam, với nhiệm vụ chính hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Bên cạnh đó xe tăng lội nước cũng phù hợp với địa hình nhiều sông ngòi ở miền Nam Việt Nam, giúp các đơn vị tăng thiết giáp cơ động hơn trong hành quân. Nguồn ảnh:Getty Images.
Theo đó trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng duy nhất sử dụng các dòng xe tăng lội nước trên chiến trường chính là Quân đội Nhân dân Việt Nam, với nhiệm vụ chính hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Bên cạnh đó xe tăng lội nước cũng phù hợp với địa hình nhiều sông ngòi ở miền Nam Việt Nam, giúp các đơn vị tăng thiết giáp cơ động hơn trong hành quân. Nguồn ảnh:Getty Images.
Đầu tiên phải nhắc tới xe tăng lội nước PT-76 hay còn gọi là xe thiết giáp PT-76. Đây là loại xe tăng được Liên Xô phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước và có trọng lượng nhẹ chỉ 14 tấn. Nguồn ảnh:Getty Images.
Đầu tiên phải nhắc tới xe tăng lội nước PT-76 hay còn gọi là xe thiết giáp PT-76. Đây là loại xe tăng được Liên Xô phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước và có trọng lượng nhẹ chỉ 14 tấn. Nguồn ảnh:Getty Images.
Loại xe tăng này chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ bộ binh và hoạt động ở khu vực có địa hình chia cắt như ở sông, ngòi, đầm lầy,... Vậy nên biên chế của loại xe tăng này không có pháo thủ mà trưởng xa sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của pháo thủ. Nguồn ảnh: Military.
Loại xe tăng này chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ bộ binh và hoạt động ở khu vực có địa hình chia cắt như ở sông, ngòi, đầm lầy,... Vậy nên biên chế của loại xe tăng này không có pháo thủ mà trưởng xa sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của pháo thủ. Nguồn ảnh: Military.
Vũ khí chính của PT-76 là một khẩu pháo cỡ 76,2mm D-56T tầm bắn khoảng 1,5 km và tốc độ bắn tối đa có thể lên tới 8 viên/phút. PT-76 mang được 40 viên đạn dự trữ cho khẩu pháo này. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Vũ khí chính của PT-76 là một khẩu pháo cỡ 76,2mm D-56T tầm bắn khoảng 1,5 km và tốc độ bắn tối đa có thể lên tới 8 viên/phút. PT-76 mang được 40 viên đạn dự trữ cho khẩu pháo này. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Trận đánh đầu tiên ghi nhận sự ra quân của các loại xe tăng PT-76 này là trận Làng Vây diễn ra vào tháng 2/1968 khi các xe tăng PT-76 của quân đội ta đối diện trực tiếp với xe tăng M48 Patton của Mỹ. Nguồn ảnh: QPVN.
Trận đánh đầu tiên ghi nhận sự ra quân của các loại xe tăng PT-76 này là trận Làng Vây diễn ra vào tháng 2/1968 khi các xe tăng PT-76 của quân đội ta đối diện trực tiếp với xe tăng M48 Patton của Mỹ. Nguồn ảnh: QPVN.
Tới nay, những chiếc xe tăng lội nước PT-76 vẫn tiếp tục được phục vụ trong biên chế của quân đội ta với số lượng lớn. Nguồn ảnh: QPVN.
Tới nay, những chiếc xe tăng lội nước PT-76 vẫn tiếp tục được phục vụ trong biên chế của quân đội ta với số lượng lớn. Nguồn ảnh: QPVN.
Thậm chí nhiều dự án nghiên cứu để cải tiến xe tăng PT-76 đã được khởi động do đây vẫn được coi là loại xe tăng chủ lục của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Thậm chí nhiều dự án nghiên cứu để cải tiến xe tăng PT-76 đã được khởi động do đây vẫn được coi là loại xe tăng chủ lục của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Mẫu xe tăng lội nước thứ hai của Binh chủng Tăng - Thiếp giáp của ta trong Chiến tranh Việt Nam là xe tăng Type 63 được Trung Quốc viện trợ. Quân đội ta gọi xe tăng này bằng định danh K65 hay Kiểu 63. Nguồn ảnh: QPVN.
Mẫu xe tăng lội nước thứ hai của Binh chủng Tăng - Thiếp giáp của ta trong Chiến tranh Việt Nam là xe tăng Type 63 được Trung Quốc viện trợ. Quân đội ta gọi xe tăng này bằng định danh K65 hay Kiểu 63. Nguồn ảnh: QPVN.
Những chiếc K63 đầu tiên được chuyển tới biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1970 cho tới 1971. Các tài liệu lịch sử ghi nhận lại trận đầu ra quân của loại xe tăng lội nước K63 trong biên chế của ta là vào năm 1972. Nguồn ảnh: Warhistory.
Những chiếc K63 đầu tiên được chuyển tới biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1970 cho tới 1971. Các tài liệu lịch sử ghi nhận lại trận đầu ra quân của loại xe tăng lội nước K63 trong biên chế của ta là vào năm 1972. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe tăng lội nước K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến.
Xe tăng lội nước K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến.
So với phiên bản PT-76 của Liên Xô, K63 có pháo chính cỡ nòng lớn hơn hẳn, lên tới 85mm cung cấp hoả lực nguy hiểm hơn nhiều so với phiên bản xe tăng lội nước của Liên Xô. Nguồn ảnh: QPVN.
So với phiên bản PT-76 của Liên Xô, K63 có pháo chính cỡ nòng lớn hơn hẳn, lên tới 85mm cung cấp hoả lực nguy hiểm hơn nhiều so với phiên bản xe tăng lội nước của Liên Xô. Nguồn ảnh: QPVN.
Tới nay, K63 vẫn nằm trong biên chế của các lực lượng Lục quân và Hải quân đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: Tube.
Tới nay, K63 vẫn nằm trong biên chế của các lực lượng Lục quân và Hải quân đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: Tube.
Cùng với PT-76, K63 ngày nay cũng được đánh giá là loại phương tiện thiết giáp lội nước quan trọng bậc nhất trong biên chế Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Cùng với PT-76, K63 ngày nay cũng được đánh giá là loại phương tiện thiết giáp lội nước quan trọng bậc nhất trong biên chế Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem Video: Loại thiết giáp được Mỹ sử dụng nhiều nhất ở miền Nam Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT